Mỏ tital Kỳ Khang (Hà Tĩnh) hiện đang được khai thác bởi Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (MITRACO), đây được đánh giá là mỏ tital có trữ lượng lớn của tỉnh (bảng 3.1) và được chính phủ đưa vào danh sách các mỏ được quy hoạch khai thác (hình 3.1, 3.2).
Bảng 3.1. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan mỏ Kỳ Khang, Hà Tĩnh (theo Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Trữ lƣợng và tài nguyên dự báo ilmenit (nghìn tấn)
Trữ lƣợng-tài nguyên dự báo zircon (nghìn tấn) Hàm lượng trung bình (kg/m3) C1 C2 P1 P2 Tổng Hàm lượng trung bình (kg/m3) Tài nguyên dự báo zircon (nghìn tấn) 73,60 1317,42 250,26 1567,68 15,00 142,34
Hiện tại quy trình công nghệ khai thác, chế biến sa khoáng titan tại khu mỏ bao gồm các công đoạn chính sau: Khai thác quặng sa khoáng titan với hàm lượng từ 5-15%; Tuyển ướt để đưa khoáng vật nặng lên đến 85 - 92% và vận chuyển khoáng vật quặng từ xưởng tuyển ướt về xưởng tuyển tinh; Tuyển tinh để đạt tinh quặng hàng hoá; Lưu kho và vận chuyển các sản phẩm hàng hoá về cảng để xuất khẩu. Quặng sa khoáng titan không chỉ là “cát đen” vô hại, mà trong đó có các khoáng vật Ziricon, Monazite chứa các nguyên tố phóng xạ mạnh thuộc dãy 238U và 232Th có thể gây nhiễm xạ, nguy hiểm đến sức khoẻ con người.
Với quy trình sản xuất trên có 2 khu vực chủ yếu bị ảnh hưởng phóng xạ, đó là xưởng tuyển ướt, xưởng tuyển tinh và một số điểm khai thác.
50
Bản thân các mỏ sa khoáng titan ven biển đã gây ra sự nhiễm phóng xạ với mức độ khác nhau đối với môi trường xung quanh. Qua quá trình khai thác, tuyển, làm giàu quặng, vận chuyển các sản phẩm tinh quặng, chất thải....càng làm cho ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng hơn. Mỏ sa khoáng tại khu vực khai thác chế biến quặng nằm rất gần thậm chí xen lẫn với các khu vực dân cư. Bởi vậy cần đặc biệt lưu ý điều tra thực trạng ô nhiễm phóng xạ trong khu mỏ.
Hình 3.1. Khu vực tuyển quặng (04/2012)
51