0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRÊN HUYẾT ĐỘNG CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN (Trang 29 -30 )

- Giai đoạn sớm: LMLT có tác dụng loại bỏ các cytokine gây viêm, cải thiện huyết động, ngăn chặn tiến triển suy đa tạng.

- Giai đoạn muộn: LMLT có tác dụng hỗ trợ chức năng các tạng, kiểm

soát tốt n−ớc, điện giải và thăng bằng toan kiềm, thanh thải các chất hoà tan.

Cho đến nay có nhiều nghiên cứu cho rằng LMLT có tác dụng cải thiện HA trung bình, tăng sức cản hệ mạch máu và giảm tỷ lệ tử vong có ý nghĩa[15],[16],[25],[32],[35],[51].

Lafuente tiến hành LMLT cho 8 BN SNK với tốc độ dịch thay thế 2000

ml/giờ và đánh giá huyết động tại các thời điểm tr−ớc và sau LMLT 12, 24, 48

giờ thấy rằng LMLT cải thiện chức năng tuần hoàn ở BN SNK, ổn định huyết động sau 12 đến 24 giờ LMLT, cho phép giảm liều catecholamins và thoát khỏi tiêu chuẩn sốc[37].

De Vriese[27] năm 1999 đã tiến hành LMLT cho 15 BN SNK có suy

thận cấp trong 24 giờ bằng màng AN69 thấy rằng: cytokine đ−ợc loại bỏ cao

nhất trong vòng một giờ đầu sau lọc máu và giảm dần ở các giờ sau; LMLT có tác dụng giảm CO và tăng sức cản ngoại biên.

John[34] năm 2001 đã tiến hành so sánh LMLT và lọc máu ngắt quãng

qua một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng: 20 BN SNK đ−ợc

LMLT và 10 BN SNK đ−ợc lọc máu ngắt quãng, kết quả cho thấy LMLT giúp

Ratanarat tiến hành LMLT cho 15 BN nhiễm khuẩn nặng thấy rằng LMLT cải thiện huyết động cả trong và sau khi điều trị, giúp giảm tỷ lệ tử vong ngày thứ 28 xuống còn 47%[49].

ở Việt Nam, Trần Ngọc Tuấn [15],[16] năm 2003 tại Viện bỏng Quốc

gia đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng trên 71 BN bỏng nhiễm khuẩn

nặng: 31 BN đ−ợc tiến hành LMLT, 40 BN ở nhóm chứng thấy rằng: tỷ lệ tử

vong ở nhóm đ−ợc LMLT giảm còn 38,71% so với nhóm không đ−ợc LMLT

là 87,5%. LMLT có tác dụng thanh thải các cytokine: IL-2, IL-6, IL-8,

TNF-α, góp phần thúc đẩy diễn biến lâm sàng thuận lợi ở BN bỏng nặng có

rối loạn chức năng tạng, nâng cao tỷ lệ sống, hạ thấp tỷ lệ tử vong.

Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho rằng LMLT không đem lại hiệu quả cao hơn lọc máu ngắt quãng. Cole tiến hành LMLT cho 24 BN SNK

thấy rằng, LMLT không làm cải thiện oxy máu, không rút ngắn đ−ợc thời gian

dùng thuốc vận mạch trong sốc[26].

Gasparovic[31] năm 2003 tiến hành nghiên cứu trên 104 BN trong đó có 80 BN nhiễm khuẩn nặng và SNK thấy rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ

sống giữa hai nhóm đ−ợc LMLT và lọc máu ngắt quãng.

Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng mới đây ở 12 khoa HSTC tại Pháp trên 76 BN nhiễm khuẩn nặng có suy đa tạng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong ngày thứ 28 ở nhóm LMLT và nhóm chứng (54% so với 44%). Tuy nhiên ở nghiên cứu này chỉ sử dụng tốc độ dịch thay thế thấp 25 ml/kg/giờ[47].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRÊN HUYẾT ĐỘNG CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN (Trang 29 -30 )

×