5. Thiết kế đập bêtông và bêtông cốt thép trên nền không phải là đá
5.10 Tính toán độ bền phần tràn đập bêtông và bêtông cốt thép trên nền không phải là đá
đá
5.9.1 Phần thượng lưu, hạ lưu và phần giữa (nếu như trên nó là khoang rỗng trong phần
tràn) của tấm móng đập tràn có ngưỡng cao, phải được tính toán về độ bền cục bộ như tính toán tấm bản bị ngàm theo đường viền ( 3 hoặc 4 cạnh).
Sau khi đã chọn diện tích cốt thép dọc cho từng phần của tấm móng và sau khi đã bố trí chúng trên mặt cắt, cần tiến hành kiểm tra tiết diện toàn bộ khi chịu tác dụng của các ứng lực đã tìm được khi tính toán độ bền chung của đoạn đập theo phương dọc.
5.9.2 Tấm móng của đập tràn có ngưỡng thấp phải được tính toán với các ứng lực xác định
được khi tính toán độ bền chung của đoạn đập.
Trong trường hợp cả phương dọc và phương ngang các tải trọng phân bố rất không đều và chiều dày các phần của tấm móng chênh nhau đáng kể, cho phép áp dụng các phương pháp tính toán gần đúng như sau:
- Chia tấm móng ra thành những dải dọc quy ước làm việc như các bộ phận độc lập, chịu các tải trọng tác dụng trực tiếp lên chúng;
- Giả thiết rằng tất cả các dải dọc do tấm móng của đập chia ra có cùng một độ võng. Trường hợp này, các nội dung ứng lực phải được phân bố giữa các dải tính toán tỷ lệ với mô men quán tính của chúng;
- Giá trị các nội ứng lực tính toán phải được lấy bằng bình quân các trị số của chúng được xác định từ các giả thiết nêu trên về sự làm việc của tấm móng.
5.10 Tính toán độ bền phần tràn đập bê tông và bê tông cốt thép trên nền không phải là đá là đá