7. Thiết kế đập bêtông và bêtông cốt thép kiểu đập bản chống trên nền đá 1 Thiết kế đập và các bộ phận kiểu đập bản chống trên nền đá
7.1.2 Đầu thượng lưu của các bản chống của đập to đầu phải được thiết kế với mặt chịu
áp phẳng, trong thân của đầu phải bố trí thiết bị tiêu nước.
Bản ngăn chịu áp của đập liên vòm phải được thiết kế theo dạng của vòm liền và liên kết cứng với phần đầu của các bản chống.
Chiều dày của bản ngăn chịu áp của các đập bản chống phải được xác định từ các điều kiện bảo đảm độ bền, điều kiện hạn chế gradien cột nước thấm ở giới hạn cho phép điều kiện bố trí thiết bị chống thấm. Khi đó cho phép lấy chiều dày của bản ngăn chịu áp biến đổi theo chiều cao, nhưng phải bảo đảm hình dạng liên tục của mặt thượng lưu.
Trong trường hợp khi cần phải tạo ra các tràn mặt lộ thiên, phải xét tới việc bố trí các bản ngăn hạ lưu. Cũng cho phép dùng các bản ngăn hạ lưu để đổ đường ống áp lực của trạm thủy điện.
CHÚ DẪN:
1) đỉnh đập; 2) tường chống; 3) phần đầu to (phần chắn nước chịu áp); 4) bản ngăn hạ lưu; 5) nêm thượng lưu; 6) nêm hạ lưu;
7) tiêu nước thân đập; 8) màng chống thấm; 9) tiêu nước ở nền; 10) hành lang phun xi
măng, 11) hành lang tiêu nước, 12) hành lang quan trắc; 13) vật chắn nước; 14) khoang rỗng; 15) bản ngăn các khoang rỗng.
Hình 15 - Các phần và bộ phận của đập bản chống kiểu to đầu. 7.1.2 Chiều dày của bản chống do phải được xác định như sau:
a) Đối với đập to đầu:
do = (0,25 – 0,50) d (39)
Trong đó: d là chiều rộng của đoạn đập (xem Hình 14). b) Đối với đập có bản ngăn chịu áp là vòm hoặc phẳng.
do = (0,15 – 0,25) d, nhưng không nhỏ hơn 0,06 hd (40) Trong đó: hd là khoảng cách từ tiết diện tính toán đến đỉnh đập.
Khi thỏa mãn những yêu cầu nêu trên thì cho phép không tính độ ổn định của bản chống khi bị uốn dọc.