Chi phí sản xuất chung được theo dõi thường xuyên ở các TK có liên quan và sẽ đưa những chi phí phát sinh đó vào TK 627, sau đó chi phí này sẽ được tiến hành phân bổ cho hai dạng sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.
Bảng 3.11: Tập hợp chi phí sản xuất chung.
Đơn vị tính: đồng Ghi Có
các TK Số tiền TK 627 Ghi Nợ Diễn giải
334 24,325,124 24,325,124 Tiền lương tháng 12/2003: 14996116 Tiền thưởng cuối năm 2003: 9329008 338 2,849,262 2,849,262 Khoản trích KPCĐ, BHYT, BHXH (19%) 3382 299,922.3 Khoản trích KPCĐ (2%) 3383 299,922.3 Khoản trích BHYT (2%) 3384 2,249,417.4 Khoản trích BHXH (15%) 153 16,508,104 16,508,104 Công cụ dụng cụ 214 108,146,042 108,146,042 Khấu hao TSCĐ
111 35,634,308 35,634,308 Tiền điện, đồ dùng sản xuất
Cộng 187,462,840 187,462,840
Sơđồ 3.11: Tập hợp chi phí sản xuất chung. 334 627 24,325,124 24,325,124 338 2,849,262 2,849,262 153 16,508,104 16,508,104 214 108,146,042 108,146,042 111 35,634,308 35,634,308
Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo số lượng sản phẩm sản xuất được trong tháng của mỗi dạng sản phẩm.
Tổng CPSXC = x SLSP dạng gói CPSXC phân bổ cho dạng gói Tổng SLSPSX 187,462,840 = x 3,985,566 = 172,990,708.8 4,319,015 Tổng CPSXC = x SLSP dạng ly CPSXC phân bổ cho dạng ly Tổng SLSPSX 187,462,840 = x 333,449 = 14,472,131.2 4,319,015
Bảng 3.12: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng dạng sản phẩm.
Đơn vị tính: đồng Loại sản phẩm đvsp số lượng CPSXC phân bổ
Dạng gói gói 3,985,566 172,990,708.8
Dạng ly ly 333,449 14,472,131.2
3.2.5. Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
3.2.5.1. Tài khoản 154 (Chi phí sản xuất dỡ dang) của Công ty:
Như đã trình bày ở trên, cách kế toán chi phí nguyên liệu của Công ty có nhiều điểm khác với lý thuyết, chính điều đó cũng dẫn đến những điểm khác trong cách kế toán của TK 154 (Chi phí sản xuất dỡ dang) được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Có những khoản chi phí nguyên liệu thừa, thiếu, ... được hạch toán thẳng vào TK 154 mà không thông qua TK 621. Như vậy, TK 154 của Công ty còn được dùng để theo dõi chi phí nguyên liệu. Còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được kết chuyển vào cuối tháng sau khi đã tổng kết hai loại chi phí này xong.
TK 154 của Công ty được khái quát qua tài khoản chữ T như sau:
Nợ TK 154 Có Số dư đầu kỳ: tổng giá trị số dư
đầu kỳ của 4 Tổ.
- Kết chuyểnnguyên liệu xuất kho. - Nguyên liệu nhập thừa.
- Nguyên liệu nhập từ trong tổ. - Kết chuyển CPNCTT.
- Kết chuyển CPSXC.
- Phần thiếu và hao hụt trong sản xuất. - Nguyên liệu xuất trong tổ.
- Hao phí nguyên liệu trong sản xuất. - Giá thành sản phẩm nhập kho (bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
Số dư cuối kỳ: tổng giá trị số dư cuối kỳ của 4 Tổ.
3.2.5.2. Kết chuyển chi phí sản xuất vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm:
Qua cách kế toán riêng của Công ty như trên, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp sẽ được kết chuyển vào TK 154 để cùng với chi phí nguyên liệu trực tiếp tính giá thành sản phẩm.
Sự giống nhau và khác nhau về những khoản chi phí sản xuất được hạch toán vào TK 154 ở Công ty.
¾ Điểm giống:
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Bảng 3.13: Bảng tập hợp chi phí sản xuất. Ghi nợ TK 154 và ghi có các TK sau Số tiền (đồng) TK 622 180,595,579 TK 627 187,462,840 Tổng cộng 368,058,419
Sơ đồ 3.12: Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho.
154 622 155 122,727,719 1,100,050,510 13,327,745 180,595,579 180,595,579 632,694,100 3,734,401,384 44,540,115 218,599,782 627 1,414,998,573 24,325,124 368,058,419 2,849,262 16,508,104 187,462,840 187,462,840 108,146,042 35,634,308 ¾ Điểm khác:
Theo số liệu trong tháng 12/2003 có các khoản chi phí nguyên liệu được đưa trực tiếp vào TK 154 nhưng không được tính vào giá thành sản phẩm.
- Hạch toán nguyên liệu nhập thừa:
Nợ TK 154 14,492,084
Có TK 3381 14,492,084 - Hạch toán nguyên liệu nhập từ trong các tổ:
- Hạch toán nguyên liệu thiếu và hao hụt: Nợ TK 1381 1,462,440
Có TK 154 1,462,440 - Hạch toán nguyên liệu xuất trong các tổ.
Nợ TK 154 (TK của các tổ) 84,386,626
Có TK 154 84,386,626
- Hạch toán phần nguyên liệu hao phí trong sản xuất: Nợ TK 641 5,158,098 Có TK 154 5,158,098 Sơđồ 3.13: Sơđồ tổng hợp TK 154. 154 3381 (Nhập thừa) Số dưđầu kỳ 966,917,972 1381 (Phí_Thiếu + hao hụt) 14,492,084 14,492,084 1,462,440 1,462,440
154 (Nhập trong tổ) 154 (Xuất trong tổ)
84,386,626 84,386,626 84,386,626 84,386,626 621 641 (Phí _ Xuất khác) 2,357,952,618 3,312,527,279 3,312,527,279 5,158,098 5,158,098 954,574,961 622 155 122,727,719 13,327,745 180,595,579 180,595,579 3,734,401,384 3,734,401,384 44,540,115 627 24,325,124 2,849,262 16,508,104 187,462,840 187,462,840 108,146,042 35,634,308 4,779,464,408 3,825,408,548 Số dư cuối kỳ 920,973,832
Bảng 3.14: Bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm. Đơn vị tính: đồng Loại sản phẩm CPNLTT CPNCTT CPSXC Giá thành Dạng gói 2,717,718,042 117,252,692 172,990,708.8 3,007,961,442 Dạng ly 648,624,923 63,342,887 14,472,131.2 726,439,942 Tổng cộng 3,366,342,965 180,595,579 187,462,840 3,734,401,384 3.2.5.3. Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm:
Từ bảng tính giá thành trên, với số lượng thành phẩm theo từng loại sản phẩm ta tính được giá thành đơn vị của chúng.
Bảng 3.15: Bảng giá thành đơn vị theo từng loại sản phẩm.
Đơn vị tính: đồng Loại sản phẩm đvsp số lượng Tổng giá thành Giá thành đvsp
Dạng gói gói 3,985,566 3,007,961,442 754.713 Dạng ly ly 334,449 726,439,942 2,178.563
Tổng cộng 4,319,015 3,734,401,385
3.2.6. Phế phẩm:
Hàng tháng, trong quá trình sản xuất luôn có phế phẩm, chúng cũng được theo dõi và được ghi chú cùng với số lượng thành phẩm sản xuất được trong tháng. Các loại phế phẩm đều bán được với giá cả khác nhau tùy theo giá trị sử dụng của nó và công ty có những nguồn tiêu thụ lâu dài cho các loại phế phẩm này.
Trong tháng 12/2003, các loại phế phẩm và giá trị thu hồi của chúng được phản ảnh trong bảng sau.
Bảng 3.16: Giá trị thu hồi của phế phẩm.
Đơn vị tính: đồng STT Loại phế phẩm đvt số lượng đơn giá Thành tiền
1 Mì miếng kg 1,240.0 6,500 8,060,000 2 Mì vụn kg 4,491.0 3,200 14,371,200 3 Mì dơ kg 643.0 1,500 964,500 4 Mì dầu kg 2,925.5 1,500 4,388,250 5 Mì khét kg 328.0 300 98,400 6 Mì ướt kg 1,491.0 300 447,300 Tổng cộng 11,119 28,329,650
Đối với công ty, khoản thu từ phế phẩm được hạch toán như sau: Nợ TK 111 28,329,650
Có TK 641 28,329,650
Như vậy, khoản thu này không được tính vào để làm giảm chi phí của giá thành sản phẩm, cách hạch toán này phản ánh sự giảm chi phí đối với chi phí bán hàng.
3.3. Phân tích một số điểm khác tiêu biểu trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty: xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
3.3.1. Kế toán chi phí nguyên liệu trực tiếp:
Điểm khác cơ bản nhất là cách kế toán TK 621 và cách kế toán đối với những chi phí liên quan đến nguyên liệu trong sản xuất cùng với những tên gọi chi phí.
Để tìm hiểu ưu điểm và khuyết điểm trong cách hạch toán này cần kết hợp với phần trích của TK 154 về chi phí nguyên liệu ở trang bên.
Nhìn vào phần trích này có thể thấy: Ưu điểm:
- Số liệu rõ ràng và tạo được cái nhìn bao quát về chi phí nguyên liệu của từng tổ trong bộ phận sản xuất (số dư đầu kỳ, số nhập trong kỳ, số sử dụng, số thừa, số thiếu, ... ) ngay trong chính TK 154.
- Tạo sự tiện lợi trong việc theo dõi những khoản chi phí vốn rất nhiều này, vì khi muốn tìm hiểu khái quát giá thành sản phẩm thì có thể nhìn vào TK 154 là đã biết được con số chi phí nguyên liệu trực tiếp được dùng để tính giá thành.
Khuyết điểm:
- Một số tên gọi tài khoản trong TK 154 lại khác với tên gọi của số liệu tương ứng trong Bảng cân đối nguyên liệu ở 4 tổ, điều này rất dễ gây hiểu nhầm và làm rối số liệu đối với những ai mới tìm hiểu về lĩnh vực này, chắc chỉ có nhân viên những bộ phận có liên quan mới hiểu được.
Bảng sau đây cho thấy sự khác nhau trong tên gọi của cùng một khoản chi phí.
Diễn giải Trong TK 154 Phần “xuất trong tháng”
trong các bảng cân đối Số tiền Tổ gia vị 1381(Thiếu+Hao Hụt) Phí (Bảng cân đối nguyên liệu) 1,462,440
641 (Phí) BCĐ thành phẩm gia vị 1,058,037
Xuất Cán Vị 1,057,972
Phí 65
Tổ Nồi Hơi 641 (Phí) Xuất khác (BCĐNL) 2,383,246
Tổ Soup 641 (Phí) Xuất khác (BCĐNL) 1,716,815
- Từ bảng trên cũng sẽ thấy, “xuất khác” chính là xuất cho bộ phận bán hàng nên không cần ghi chú là 641“Phí” có thể làm hiểu không rõ, chỉ ghi tên tài khoản cũng được rồi. Đối với những ai biết về lĩnh vực này thì cũng biết TK 641 (Chi phí bán hàng).
3.3.2. Giá trị thu hồi phế phẩm:
Phế phẩm chính từ trong quá trình sản xuất sinh ra, đó là mì miếng, mì vụn, mì khét, ... tức là trong nó có nguyên liệu đầu vào như bột mì, dầu Shortening, ....
Theo lý thuyết, khi bán phế phẩm thì khoản thu hồi ấy được hạch toán như sau:
Nợ 111 28,329,650
Có 155 28,329,650
Khi đó, giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn so với giá trị đã trình bày ở trên vì tổng chi phí sản xuất đã được bù đắp một phần bằng khoản thu từ phế phẩm.
Giá thành sản phẩm lúc này:
3,734,401,384 – 28,329,650 = 3,706,071,734
Đối với Công ty, khoản tiền này lại được hạch toán vào một TK khác:
Nợ 111 28,329,650
Có 641 28,329,650
Với cách hạch toán này, khoản thu hồi giá trị phế phẩm không được xem là khoản giảm chi phí sản xuất mà mang ý nghĩa là một khoản giảm chi phí bán hàng. Chính vì thế, giá thành sản phẩm không thay đổi, giá vốn hàng bán cao hơn so với thực chất và lợi tức gộp (chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán) cũng ít hơn.
Tuy nhiên, cách hạch toán này của Công ty chấp nhận được, bởi vì, trước hết, khoản thu hồi chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0.75%) so với tổng chi phí sản xuất nên xem như không đáng kể. Mặt khác, với tỷ lệ nhỏ như thế, nếu đưa thêm vào việc tính giá thành thì sẽ phát sinh thêm một công việc cũng rất chi li là kiểm soát phế phẩm chi tiết đối với mỗi loại sản phẩm (hiện nay Công ty có khoảng 70 loại sản phẩm cụ thể), để thực hiện công việc này sẽ phát sinh thêm những khoản chi phí cho nhân công, nơi thu giữ, phiếu theo dõi chẳng hạn, ... trong khi khoản thu hồi lại không đủ để bù đắp khoản chi phí bỏ ra. Ngoài ra, khoản thu từ phế phẩm cũng được xem là khoản giảm phí (dù là chi phí bán hàng) và cũng sẽ được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện hàng quí.
3.3.3. Kế toán nguyên vật liệu nhập kho:
Theo lý thuyết về kế toán nguyên vật liệu nhập kho, những tài khoản hầu như phải có: TK 152, TK 331, các TK về tiền, TK về thuế, TK 1381, TK 3381, và TK 711 (khi được hưởng khoản chiết khấu do thanh toán sớm tiền mua nguyên vật liệu).
Kết hợp với Bảng kê số 4 ở trang 37 sẽ thấy cách theo dõi quá trình thu mua nguyên vật liệu nhập kho trong tháng. Trên thực tế, khi thu mua nguyên vật liệu, phần hạch toán của Công ty phức tạp hơn với những khoản không có trên lý thuyết. Lấy ví dụ tiêu biểu là phần nhập kho của nguyên liệu. Ngay từ đầu nhìn vào Bảng kê thì không dễ hình dung nên phần giải thích thêm bằng định khoản phản ánh cách hạch toán nghiệp vụ ‘Mua nguyên liệu nhập kho’.
“Phần ghi nợ đối ứng các TK sau” tức là: Nợ TK 152 2,087,743,338 Có 331 1,512,066,109 Có 111 495,876,268 Có 333 66,409,992 Có 641 12,243,248 Có 3388 1,147,721
Trên đây là một số điểm khác biệt về nghiệp vụ kế toán của Công ty. Điều này thể hiện sự phong phú trong kế toán trên thực tiễn và nó phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty.
Chương 4 M MỘỘTT SSỐỐBBIIỆỆNNPPHHÁÁPPHHOOÀÀNNTTHHIIỆỆNN CCÔÔNNGGTTÁÁCC KKẾẾTTOOÁÁNN C CHHII PPHHÍÍ SSẢẢNN XXUUẤẤTTVVÀÀ TTÍÍNNHHGGIIÁÁ TTHHÀÀNNHHSSẢẢNNPPHHẨẨMM WX
4.1. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
4.1.1. Kế toán chi phí nguyên liệu đầu vào:
- Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ ghi chép tình hình nhập, xuất nguyên liệu. Tổ chức đối chiếu định kỳ và bất thường kho nguyên liệu với số liệu của Phòng kế toán để cuộc kiểm tra đạt hiệu quả.
- Theo dõi chặt chẽ số liệu phản ánh tình hình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất được bộ phận sản xuất báo cáo, nhanh chóng phát hiện và tìm hiểu khi số liệu lãng phí, thất thoát vượt quá mức độ cho phép trong quá trình sản xuất, nếu có.
- Hiện nay, những nguyên liệu chủ yếu thì hàng tháng được mua theo hợp đồng dài hạn. Trong hợp đồng có những thỏa thuận như đảm bảo về chất lượng, số lượng theo giá cả đã thỏa thuận, ... và luôn có điều khoản dự phòng là sẽ cùng nhau thỏa thuận giá cả khi có những tình huống xấu ngoài ý muốn xảy ra. Chính vì vậy, chỉ đến cuối mỗi năm, bộ phận kế toán mới thực hiện công việc đánh giá tình hình nguyên vật liệu đầu vào. Nếu được, công việc này nên tiến hành ít nhất là 2 lần trong một năm vì đây là vấn đề rất quan trọng cần phải theo dõi thường xuyên, nhất là hiện nay Công ty có đang thực hiện kế hoạch giảm chi phí để đưa ra giá bán hợp lý cho người tiêu dùng.
- Tháng 11/2003, Công ty đã ban hành Sổ Tay Chất Lượng để xác định và mô tả Hệ thống quản lý chất lượng, các thủ tục đối với hoạt động trong Hệ thống quản lý chất lượng, ... Nó thông tin những vấn đề kiểm soát cụ thể được thực hiện tại Công ty để đảm bảo chất lượng.
Để xây dựng, thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên tục tính hiệu lực của nó, các công việc cần làm:
+ Truyền đạt trong công ty từ cấp cao nhất đến nhân viên về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định đối với sản phẩm trong các cuộc họp xem xét lãnh đạo trong chương trình đào tạo, cuộc họp sản xuất.
+ Xây dựng chính sách chất lượng của Công ty.
+ Chỉ đạo Đại Diện Lãnh Đạo thu thập và thống kê các số liệu để đảm bảo việc xây dựng các mục tiêu chất lượng đúng và phù hợp với chính sách chất lượng đã lập ra.
+ Đảm bảo hệ thống chất lượng được xây dựng, được duy trì, cung cấp đầy đủ các nguồn lực để thực hiện chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và thỏa mãn yêu cầu khách hàng.
+ Chủ trì các cuộc họp xem xét lãnh đạo, so sánh các kết quả đạt được với mục tiêu chất lượng đã lập, quyết định các hành động cần thiết liên quan đến chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, phòng ngừa sự không phù hợp xảy ra và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý chất lượng.
Hiện nay, chứng chỉ chất lượng đang là vấn đề rất được quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn nâng cao uy tín trên thương trường. Do đó, càng nhanh chóng nhận được chứng chỉ này thì trước hết doanh nghiệp càng có tiết kiệm được chi phí thực hiện. Theo tinh thần thực hiện chứng chỉ này, hệ thống kế toán của