DẠY TRẺ NÓI MẠCH LẠC 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu lỹ luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 47 - 51)

1. Khái niệm

Phát triển ngôn ngữ mach lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Rèn luyện khả năng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách hoàn chỉnh, lưu loát. Sự

phát triển ngôn ngữ mạch lạc không tách rời với việc phát triển các nhiệm vụ khác của phát triển lời nói: giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói, làm giàu và tích cực hóa vốn từ, hình thành cấu trúc ngữ pháp.

Có nhiều quan niệm về ngôn ngữ mạch lạc. Tuy nhiên, ngôn ngữđược coi là mạch lạc khi có đủ những yếu tố sau:

- Lời nói phải có chủđề và thể hiện tập trung chủđềđó. - Chủđề phải được triển khai logic.

- Lời nói phải có bố cục rõ ràng.

- Có dùng các phép liên kết một cách hợp lý. - Có sắc thái biểu cảm trong lời nói.

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định.

2. Các hình thức ngôn ngữ mạch lạc của trẻ

Có 2 hình thức cơ bản của lời nói mạch lạc, đó là lời nói độc thoại và lời nói đối thoại.

Đối thoại: Là cuộc trao đổi giữa hai hoặc một số người. Trong đối thoại sẽ hình thành cặp trao đáp luân phiên. Mục đích của đối thoại là hỏi về

một cái gì đó và đòi hỏi trả lời (có khi không chỉ là hỏi và đáp). Đối thoại về

căn bản là lời nói hội thoại. Mỗi một lời hội thoại tách riêng của những người tham gia đối thoại không có nghĩa kết thúc, tất cảđược lĩnh hội trong sự thống nhất đối thoại. Trong đối thoại thường sử dụng câu không đầy đủ

(thành phần bỏ có thể hiểu được do hoàn cảnh nói năng). Trong đối thoại thường dùng nhiều từ ngữ chêm, xen… Câu trong đối thoại thường ngắn, nhiều câu. Lời nói mang phong cách khẩu ngữ.

Lời nói đối thoại trẻ nắm tương đối dễ vì nghe nhiều trong đời sống hàng ngày.

48

Độc thoại: Lời nói mạch lạc của một người. Mục đích của độc thoại là thông báo về những sự kiện nào đó. Độc thoại thường là lời nói của phong cách sách vở. Bất kỳ lời độc thoại nào cũng là sáng tác văn học ở dạng phôi thai. Khi miêu tả, tường thuật, phán đoán, hình thức độc thoại của lời nói

được sử dụng. Trong độc thoại, người nói dùng các cấu trúc cú pháp đơn giản hoặc phức hợp của ngôn ngữ chuẩn làm cho lời nói trở thành mạch lạc. Từ ngữ trong độc thoại thường mang tính chính xác, mạch lạc, có tính chủ động, có tính liên kết, câu dài, nhiều câu...

Trẻ học độc thoại khó vì ít nghe trong đời sống hàng ngày. Cần phải phát triển lời nói độc thoại cho trẻ ngay từ tuổi mẫu giáo bằng các hình thức giao tiếp khác nhau.

3. Đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo

- Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi mới chỉ bắt đầu nắm được kỹ năng bày tỏ

một cách mạch lạc những ý nghĩ của mình, mắc nhiều lỗi trong xây dựng câu, đặc biệt là câu phức. Lời nói của trẻ mang tính tình huống, chủ yếu là diễn đạt một cách vội vàng. Những lời nói mạch lạc đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ hai đến ba câu nhưng cũng cần phải xem đó chính là sự thể hiện mạch lạc. Dạy lời nói đối thoại cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi và sự phát triển của nó sau đó là cơ sởđể hình thành lời nói độc thoại.

- Trong lứa tuổi mẫu giáo 4 – 5 tuổi, sự phát triển lời nói mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ. Lời nói của trẻđã được mở

rộng hơn, có trật tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh, theo đồ

chơi nhưng chỉđơn thuần là mô phỏng lại mẫu của người lớn.

- Ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, lời nói mạch lạc đã đạt được trình độ khá cao. Trẻ có thể nói một cách rõ ràng, biểu cảm những suy nghĩ, mong muốn của mình. Trẻ có thể kể lại một cách sáng tạo những câu chuyện theo tranh, theo đồ chơi… Tuy nhiên, kỹ năng truyền đạt trong lời kể, thái độ xúc cảm còn chưa thể hiện phù hợp…

4. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữđối thoại cho trẻ mẫu giáo

4.1. Trò chuyn vi tr

49

kết hợp với trực quan, hướng chú ý của trẻ lên đối tượng, sau đó gợi cho trẻ nhớ lại bằng những câu hỏi đơn giản...

Ví dụ: Khi trò chuyện về con mèo, cô giáo có thể cho trẻ xem tranh hoặc quan sát con mèo thật, cô giáo yêu cầu trẻ quan sát thật kỹ về con mèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để biết con mèo có đặc điểm gì, hoạt động như thế nào…, sau đó cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời. Cần lưu ý đến tính mạch lạc của ngôn ngữ trong quá trình trò chuyện (trò chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc dưới hình thức

đối thoại không giống các hình thức trò chuyện nhằm mục đích khác). - Đối với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi và mẫu giáo 5 – 6 tuổi, cô hướng trẻ

vào cuộc nói chuyện, tiếp xúc một cách tự nhiên, khuyến khích trẻ tự nói. Cô nghe trẻ nói, làm cho cuộc nói chuyện có nội dung nhẹ nhàng, thoải mái..., cô giáo cần chú ý lắng nghe trẻ, không ngắt lời khi trẻđang nói.

Ví dụ: Khi trò chuyện về ngày Tết đã qua, cô giáo và trẻ cùng nhớ lại những ấn tượng về ngày Tết. Cô có thểđưa ra những ý kiến của mình… và khơi gợi để trẻ nhớ lại, nói ra những gì trẻ thích (hoặc không thích)…

* Yêu cầu khi trò chuyện với trẻ:

- Để tạo thói quen, hứng thú và hướng đến việc phát triển ngôn ngữ

mạch lạc cho trẻ, cô giáo phải tổ chức trò chuyện thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh. Cô giáo phải có kế hoạch trước về chủđề trò chuyện, ghi ngắn gọn nội dung cần dạy trẻ…

- Muốn đạt được yêu cầu phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì hoạt động trò chuyện phải dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ.

- Trong quá trình trò chuyện, cô giáo phải để cho trẻ tự do suy nghĩ, tự

do nói.

- Giọng nói, nét mặt, cử chỉ của cô phải thu hút trẻ, phải coi trẻ như

người bạn, bình đẳng khi nói chuyện... Điều này kích thích trẻ nói nhiều, nói hay…

- Trong quá trình trò chuyện với trẻ không được làm cho trẻ mất hứng. Phải biết chấp nhận những điều trẻ suy nghĩ và nói ra, khơi gợi để phát triển, nuôi dưỡng những xúc cảm, tình cảm của trẻ…

Trò chuyện có tác dụng rất lớn cho việc phát triển ngôn ngữđối thoại

ở trẻ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đồng thời còn có tác dụng mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong quá trình trò chuyện trẻđược thoải mái, tự do, không bị

50

gò ép cho nên kích thích được trẻ nói nhiều, nói hay. Ở trường mầm non, cô giáo cần tăng cường tổ chức trò chuyện với trẻ.

4.2. Đàm thoi

Để chuẩn bị tốt đàm thoại, cô phải cung cấp những kiến thức, khắc sâu những biểu tượng về nội dung cần đàm thoại từ trước khi tổ chức buổi đàm thoại.

Đàm thoại vừa là hình thức vừa là phương pháp phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ.

Mục đích của đàm thoại là phát triển ngôn ngữ mạch lạc (cụ thể là ngôn ngữđối thoại) và phát triển tư duy trong sự thống nhất.

* Yêu cầu của đàm thoại:

- Đàm thoại phải được chuẩn bị kỹ, đầy đủ về nội dung cũng như

phương pháp.

- Đàm thoại phải nhẹ nhàng, thoải mái, không áp đặt trẻ, nội dung

đàm thoại phải đầy đủ, có ý nghĩa.

- Trong đàm thoại không nhồi nhét kiến thức, không đi lệch khỏi đề

tài đàm thoại, phải đi đến kết luận cuối cùng. - Không đặt nhiều câu hỏi quá vụn vặt.

- Phải khuyến khích trẻ tích cực tư duy, khuyến khích trẻ nêu nhận xét, trình bày ý kiến, sự hiểu biết của mình.

* Cấu trúc đàm thoại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở đầu: Hướng chú ý của trẻ vào đề tài đàm thoại với nhiều cách khác nhau những phải hấp dẫn, truyền cảm, kích thích trẻ chuẩn bị suy nghĩ

và phát biểu tích cực.

- Phát triển đề tài đàm thoại: Là phần chính, phần khó nhất. Trong phần này, cô sử dụng câu hỏi là chính. Câu hỏi phải có hệ thống, logic, phải chính xác, rõ ràng. Câu hỏi phải kích thích được trẻ trình bày sự hiểu biết, suy nghĩ của mình. Không nên đặt nhiều câu hỏi vụn vặt hoặc gộp nhiều câu hỏi với nhau. Một câu hỏi có thể hỏi nhiều trẻ. Có thể sử dụng đồ dùng trực quan trong khi đàm thoại nhưng không được lạm dụng. Số lượng cháu trong cuộc

đàm thoại không quá nhiều. Cần chú ý để mỗi trẻđều được phát biểu. Việc

đưa ra kết luận cuối cùng về nội dung đàm thoại, cô có thể trực tiếp trình bày, có thể gợi hỏi trẻ sau đó cô nhấn mạnh lại (với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi).

51

- Kết thúc: Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, nhắc nhở những trẻ còn chưa tích cực. Chú ý không được làm giảm chú ý, hứng thú của trẻở

các giờđàm thoại sau.

Đểđàm thoại có kết quả và được củng cố, cô giáo có thểđề nghị cha mẹ trẻở nhà trò chuyện với trẻ vềđề tài đã được đàm thoại trên lớp.

5. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữđộc thoại

Ngôn ngữ độc thoại bắt đầu được dạy một cách có hệ thống từ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Để phát triển ngôn ngữđộc thoại cho trẻ mẫu giáo, cô sử dụng phương pháp kể chuyện mô tả, kể lại tác phẩm văn học…

Trong tất cả các lớp, các độ tuổi, cô sử dụng mẫu lời nói của cô, ngoài ra còn sử dụng kết hợp với tranh, vật thể… để dạy trẻ.

5.1. Dy tr ngôn ngđộc thoi trong giao tiếp t do

- Dạy trẻ kể lại thông báo của cô: Cô cần sắp xếp nội dung thông báo có trình tự, logic, súc tích... trước khi kể cho trẻ, sau đó trẻ sẽ kể lại cho người khác nghe những điều được nghe cô kể.

- Đề nghị trẻ kể lại những gì trẻđã gặp.

- Đề nghị cha mẹ trẻ lắng nghe con mình kể lại những gì trẻ đã gặp dọc đường, trẻđược học, chơi ở trường. Gợi cho trẻ hứng thú kể lại chuyện.

5.2. Dy tr ngôn ngđộc thoi trên tiết hc

Các tiết học dạy trẻ phát triển ngôn ngữđộc thoại bao gồm: - Kể lại những tác phẩm văn học.

- Kể chuyện theo tranh (Kể vềđồ chơi, đồ vật). - Kể theo trí nhớ (theo kinh nghiệm).

- Kể chuyện sáng tạo.

Một phần của tài liệu lỹ luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 47 - 51)