Băng thông và điều khiển luồng trong Frame-relay

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN XÂY DỰNG MẠNG WAN CHO TỈNH LẠNG SƠN BẰNG CÔNG NGHỆ FRAMERELAY (Trang 28 - 31)

Tốc độ của truyền mạng nối tiếp trong mạng Frame-relay chính là tốc độ truy cập hay tốc độ port. Tốc độ port thường là trong khoảng 64 kb/giây đến 4Mb/giây. Một số nhà cung cấp dịch vụ còn cung cấp tốc độ lên tới 45Mb/giây.

Trên một đường truyền vật lý hoạt động đồng thời nhiều kết nối ảo PVC, Mỗi VC có một lượng băng thông riêng nhất định. Băng thông này chính là băng thông cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, gọi là CIR (Committed Information Rate). Nhà cung cấp dịch vụ đồng ý chấp nhận lượng bit này trên mỗi VC.

Một CIR có giá trị nhỏ hơn giá trị port. Nhưng tốc độ CIR trên mỗi port lại lớn hơn tốc độ port, thường là lớn hơn khoảng 2 tới 3 lần, vì các kết nối ảo VC hoạt động với dung lượng khác nhau tại mỗi thời điểm và không dùng tối đa băng thông của mình. Khi truyền frame , mỗi bit được phát đi với tốc độ port. Do

đó nếu lượng bit trung bình trên VC đã bằng với CIR thì sẽ phải có thời gian nghỉ giữa hai frame.

Frame-relay switch cũng chấp nhận frame được gửi từ DTE với tốc độ cao hơn CIR. Như vậy với mỗi VC có thể sử dụng băng thông theo nhu cầu lên tới mức tối đa là bằng với tốc độ port. Một số nhà cung cấp dịch vụ có thể quy ước mức tối đa này thấp hơn tốc độ port. Mức chênh lệch giữa CIR và mức tối đa gọi là EIR (Excess Information Rate).

Khoảng thời gian (chu kỳ) để tính tốc độ được gọi là Tc (Committed Time). Số lượng bit trong một chu kỳ Tc được gọi là Bc (Committed burst). Số lượng bit chênh lệch giữa Bc và mức tối đa ( là tốc độ vật lý của đường truyền) được gọi là Be (excess burst) .

Mặc dù switch vẫn chấp nhận các frame được truyền vượt quá CIR, nhưng mỗi frame vượt tiêu chuẩn này được switch đánh dấu bằng cách đặt bit DE của frame (discard eligible) lên 1.

Switch có một đồng hồ đếm bit tương ứng cho mỗi VC, khi switch nhận frame vào, nếu frame này làm vượt quá số lượng Bc thì frame sẽ bị đánh dấu bit DE. Frame nhận vào sẽ bị huỷ bỏ khi số lượng bit đã vượt quá Bc+Be. Cuối mỗi chu kỳ Tc switch sẽ khởi động lại đồng hồ đếm bit.

Frame sau khi được nhận vào switch sẽ được xếp vào hàng đợi để chuyển ra. Tuy nhiên nếu số lượng Frame-relay quá nhiều sẽ làm tràn hàng đợi, thời gian trễ tăng lên. Một số giao thức lớp trên có yêu cầu nhập lại khi không nhận được dữ liệu sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng do thời gian trễ quá lớn, yêu cầu truyền lại không thể thực hiện được. Trường hợp này có thể gây ra việc giảm thông lượng mạng nghiêm trọng.

Để tránh sự cố này, Frame-relay switch có chính sách huỷ bớt frame trong hàng đợi để giữ hàng đợi không quá dài. Những frame nào có bit DE được đặt lên 1 sẽ bị huỷ đầu tiên.

Khi switch nhận thấy hàng đợi của nó đang bị tăng lên thì nó sẽ cố gắng giảm dòng truyền frame từ DTE đến nó. Switch thực hiện bằng cách báo nghẽn

ECN (Explicit Congestion Notification) vào phần địa chỉ của frame mà switch sẽ truyền lại cho DTE.

Bit FECN (Forward ECN) được cài đặt vào mỗi frame mà switch sẽ gửi ra đường truyền nghẽn để thông báo nghẽn cho các thiết bị kế tiếp. Bit BECN (backward ECN) được cài đặt trong mỗi frame mà switch sẽ gửi ngược lại cho thiết bị trước nó. DTE nhận được các frame có bit ECN được cài đặt trong đó và sau đó nó sẽ giảm dòng truyền frame lại cho tới khi không còn nghẽn mạch nữa.

Nếu nghẽn mạch xẩy ra trên đường kết nối giữa các switch thì DTE bên dưới vẫn nhận được thông báo nghẽn mạch mặc dù nó không phải là thiết bị gây ra nghẽn mạch. Các bit DE, FECN, BECN là những bit nằm trong phần địa chỉ của frame LAFP.

Hình 1.20: Cổng 1của switch A đang phải phát đi một frame rất lớn, do đó các frame khác cần đi ra cổng này sẽ phải xếp vào hàng đợi. Số lượng frame trong

hàng đợi tăng dần lên.

Hình 1.21: Sau đó trên các frame truyền ra cổng 1 được cài đặt bit FECN để báo nghẽn cho thiết bị kế tiếp.

Hình 1.22: Bit BECN được cài đặt trong các frame gửi về cho các thiết bị trước đó để thông báo nghẽn.

Router (DTE) cũng nhận được các frame có bit BECN ngay cả khi nó không phải là thiết gây ra nghẽn mạch.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN XÂY DỰNG MẠNG WAN CHO TỈNH LẠNG SƠN BẰNG CÔNG NGHỆ FRAMERELAY (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w