An ninh trật tự trong công viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công viên Thống Nhất (Trang 33 - 39)

4. Về công tác quản lý công viên.

4.2. An ninh trật tự trong công viên.

Hơn nửa câu trả lời điều tra đều cho rằng an ninh trật tự trong công viên vào ban ngày là tốt chiếm 51% số phiếu trả lời, xấp xỉ 1/3 (34%) câu trải lời thì cho rằng an ninh trật tự chỉ ở mức trung bình, một bộ phận nhỏ cho rằng tình trạng an ninh ở mức kém chiếm 14%, còn lại 1% thấy tình trạng an ninh ở công viên là báo động.

Hình 19 - An ninh trật tự trong công viên

Thực sự những ý kiến cho rằng công viên chưa tốt chiếm 15% xấp xỉ 1/7 tức là cứ có 7 người vào công viên thì có 1 người cho rằng tình trạng an ninh ở công viên là báo động. Như vậy con số này không hề nhỏ chút nào. Đó là những nhận xét ban ngày, còn buổi tối hầu như những người dân được hỏi cho rằng buổi tối ở đây rất báo động. Có thể nêu ra một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, lực lượng an ninh bảo vệ còn mỏng. Với diện tích của công viên Thống Nhất là 27.8ha, với 6.8ha mặt đất, cộng với địa hình phức tạp như nhiều bụi râm, góc khuất tạo điều kiện thuận lợi hành vi trấn lột, xin đểu, móc túi... Trong khi đó lực lượng bảo vệ chỉ có khoảng chục người. Nếu như chia bình quân thì ta thấy một người bảo vệ phải đảm bảo an ninh cho một khu với diện tích là 6800m2. Như vậy thì không thể bảo đảm được.

Thứ hai, lượng đèn chiếu sáng còn chưa đủ. Với cùng câu hỏi an ninh trong công viên được đánh giá như thế nào thì có tới 85% người hỏi cho

rằng ban ngày an ninh ở mức trung bình và tốt nhưng với cùng câu hỏi đó thì buổi tối có tới xấp xỉ 100% người hỏi cho rằng an ninh không tốt. Sự khác biệt như vậy theo chúng tôi chính là yếu tố ánh sáng vì cùng một địa điểm, cùng một câu hỏi lại nhận được đáp án khác nhau như vậy. Bên cạnh đó cũng có số liệu về số bóng đèn được chiếu sáng trong công viên. Có tổng số 239 đèn cộng với 83 đèn chiếu sáng quanh hồ như vậy có tổng số 322 đèn chiếu sáng, trong đó còn có lượng đèn hỏng, mờ, so với diện tích công viên thì khả năng chiếu sáng của số đèn là không thấm vào đâu cả.

Thứ ba, yếu tố khách quan đó chính là vị trí của công viên. Nằm ngay giữa trung tâm thành phố lại tiếp giáp với nhiều con đường lớn, khả năng tiếp cận công viên dễ dàng khiến cho đây là địa điểm lý tưởng để các đối tượng hoạt động. Ngoài ra, bên trong công viên lai có nhiều cây cối bụi rậm càng dễ tạo điều kiện thực hiện hành vi phạm tội.

Để giải quyết các vấn đề đó, chúng tôi cho rằng cần tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh cũng như tăng cường tuần tra trong công viên để đảm bảo tình trạng an ninh tốt, đặc biệt là vào các buổi tối. Tăng cường khả năng chiếu sáng của công viên, sửa chữa, lắp mới và thay thế những bóng đèn hỏng. Nghiên cứu vị trí để bóng đèn sao cho hợp lý và tiết kiệm. Một câu hỏi đặt ra có nên tăng cường các hàng rào an ninh bao quanh công viên? Theo chúng tôi là không cần thiết. Một thực tế là có sự khác biệt giữa hai thành phố lớn đó là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Nếu như trong Hồ Chí Minh đã phá bỏ hàng rào bao quanh công viên từ nhiều năm nay thì Hà Nội vẫn giữ nguyên. Không phải để bảo vệ công viên vì thực tế việc tiếp cận công viên tuy có hàng rào nhưng lực lượng an ninh mỏng lẻ là rất dễ dàng. Việc tồn tại của các hàng rào này không cản được những tên lưu manh thâm nhập vào công viên mà là hàng rào đối với người dân vào phải thu phí. Một ví dụ khác đó là công viên Bặch Đằng ở Hải Dương, trước kia khi có hàng rào xung quanh công viên thì có nhiều phần tử xấu vẫn vào công

tạo, phá bỏ hàng rào xung quanh, không gian trở nên quang đãng hơn nên cũng ít thấy những thành phần nghiện hút lai vãng tới nữa.

Trong khi Hà Nội đang ngày càng phát triển thì tình trạng trái tim thủ đô càng ngày thoi thóp. Nó đang dần thu hẹp bởi các hoạt động lấn chiếm sử dụng sai mục đích. Với tình trạng không quản lý chặt như hiện nay thì khoảng 10 năm nữa có lẽ mặt tiền công viên sẽ biến mất, thay vào đó là hàng quán mọc ra như tình trạng của nhiều công viên hiện nay của Hà Nội. Bên trong công viên sẽ không còn khoảng không thoáng đãng như hiện nay mà là nhà hàng, câu lạc bộ thể dục thẩm mĩ… Họ sẽ giải thích rằng vì công viên không có tiền để duy trì hoạt động nên họ cho thuê mặt bằng để hỗ trợ công viên, như vậy công viên không còn là công viên nữa.

Hồ Bẩy Mẫu cũng không sạch như bây giờ mà thay vào đó là màu đen của rác thải sinh hoạt. Đó không còn là hồ điều hòa mà sẽ là “bể phốt” của khu dân cư xung quanh công viên. Người ta sẽ không thể tạt vào công viên để tránh cái nóng ngột ngạt của Hà Nội khi vào hè mà thay vào đó họ sẽ trong phòng và bật điều hòa.

Đặc biệt, nếu dự án biến công viên Thống Nhất thành một Wald Disney giữa lòng Hà Nội, thì công viên sẽ không còn vẻ thanh bình yên tĩnh vỗn có của nó mà là nơi ra vào nhộn nhịp của những người có tiền.

Trên thế giới có nhiều đô thị khác nhau, các đô thị đều na ná nhau về mặt hình thức nhưng thứ đem lại sự khác nhau giữa các đô thị chính là công viên gắn với đô thị đó. Chính vì vậy chúng ta cần xây dựng một công viên Thống Nhất với những đặc trưng riêng của riêng người Hà Nội. Như vấn đề đã được được phân tích ở trên, tình trạng của công viên Thống Nhất đang xuống cấp từng ngày từng giờ mà chưa được sửa chữa kịp thời, cơ sở vật chất nghèo nàn thêm vào đó, các chức năng của công viên không được sử dụng tối đa gây lên sự hoạt động không hiệu quả của công viên.

Giải pháp đề ra cần phải có một quy hoạch chi tiết lại công viên

Thống Nhất để đảm bảo các nguyên tắc mà UBND Thành phố Hà Nội đề ra tại công văn 1506/VP-XDĐT ban hành ngày 17/8/2007:

Công viên Thống Nhất phải được bảo tồn là công viên văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn, môi trường sinh thái; bảo tồn các vườn hoa, cây xanh, đảo, hồ. Các trò chơi trong công viên cần được nghiên cứu, chọn lọc kỹ, mang tính văn hóa, giáo dục. Nghiên cứu khai thác mặt nước hồ hợp lý, tách nước thải, không cho xả trực tiếp vào hồ.

Mọi công dân đều có quyền vào nghỉ ngơi, tham quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh trong công viên bình thường như hiện nay mà không phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu không tham gia các dịch vụ giải trí có thu tiền.

Các kỷ vật, cây trồng lưu niệm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị khách quốc tế đều phải được bảo vệ nghiêm ngặt, bảo dưỡng thường xuyên.

Song song với quá trình quy hoạch thì phải điều chỉnh lại quy chế chính sách để đảm bảo mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công viên, tránh tình trạng tiêu cực xảy ra.

Hy vọng, trong tương lai chúng tôi sẽ có điều kiện tiếp tục thực hiện và phát triển đề tài này lên mức cao hơn. Không chỉ giải quyết các vấn đề của công viên Thống Nhất mà còn mở rộng ra tổng thể các công viên vườn hoa tại Hà Nội.

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công viên Thống Nhất (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w