Vệ sinh môi trường trong công viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công viên Thống Nhất (Trang 29 - 33)

4. Về công tác quản lý công viên.

4.1. Vệ sinh môi trường trong công viên.

Trong tổng số những phiếu trả lời thì có 35% trả lời với lựa chọn là trung bình và có 40% người dân được hỏi đưa ra lựa chọn là yếu kém, và có 6% cho rằng tình trạng vệ sinh môi trường ở công viên là rất kém. Như vậy có thể khẳng định là tới 81% số người được hỏi đánh giá vệ sinh công viên ở mức trung bình và yếu kém.

Hình 15 - Vệ sinh môi trường của công viên

Những ý kiến đánh giá đều có chung nhận xét đó là hồ nước trong công viên là rất ô nhiễm, tình trạng cá chết nổi trên mặt nước là rất nhiều chưa kể rất nhiều rác thải được thải xuống lòng hồ như một kho rác vậy. Đi dọc quanh bờ hồ có thể thấy được rác thải cùng các sinh vật trên nổi trên bề mặt hồ rất nhiều nhưng không có cán bộ vệ sinh nào đi thu gom.

Vào những ngày hè, thời tiết nóng nực thì đi ven hồ có thể ngửi thấy mùi rác thải bốc lên rất khó chịu.Tình trạng thoát nước kém ở công viên cũng là nỗi bức xúc của nhiều người dân. Ngoài ra còn tình trạng các thùng rác trong công viên đã thiếu nhưng lại còn hỏng kết hợp với cách sắp xếp không hợp lý khiến cho hiệu quả sử dụng thùng rác chưa cao.

Hình 17 – Hình ảnh thường thấy tại công viên Thống Nhất

Theo như thống kê của nhóm nghiên cứu thì công viên có 40 thùng rác chưa kể lượng bị hỏng so với diện tích mặt đất là 6.8ha vậy trung bình 1838m2 mới có một thùng rác.

Bên cạnh đó là tình trạng ý thức của người dân chưa tốt. Một bộ phận nhỏ người dân chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung của công viên, xả rác bừa bãi và có những hình thức thiếu văn minh. Nhưng chúng ta cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho ý thức của người dân vì thực sự cơ sở vật chất của công viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Ví dụ: như tình trạng thiếu nhà vệ sinh ở công viên. Cả khuôn viên rộng lớn của công viên nhưng chỉ có 4 nhà vệ sinh, chưa kể lại đạt ở những vị trí khuất chưa hợp lý nên hiệu quả càng thấp. Chưa kể tình trạng nhà vệ sinh mở cửa muộn và đóng cửa sớm. Khi người sử dụng công viên có nhu cầu nhưng không tìm thấy địa điểm thì buộc người dân phải làm sai, không đúng quy định. Như vật

đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng vệ sinh môi trường. Trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh còn thô sơ, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, không thể đáp ứng đủ.

Hình 18 – Hót rác bằng tay

Tóm lại, qua khảo sát và nghiên cứu chúng tôi rút ra nhận định rằng tình trạng vệ sinh ở công viên là chưa được, cần được quan tâm hơn. Để làm được việc đó:

Thứ nhất, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý vệ sinh môi trường cần được cải thiện. Đó là việc tu sửa, làm mới các thùng rác tại công viên, cũng như cần bổ sung thêm các thùng rác mới tại các địa điểm còn thiếu. Xây thêm các nhà vệ sinh công cộng. Đồng thời phải nghiên cứu cách sắp xếp, phân bổ hợp lý vị trí các nhà vệ sinh công cộng để thu lại hiệu quả tối ưu cho công viên. Ngoài ra có thể nghiên cứu trang bị thêm các công cụ hiện đại hơn để tăng hiệu quả làm việc cho những lao động trong công viên.

Thứ hai, phải có chế tài nghiêm khắc để xử phạt những người vi phạm xả rác ra công viên để nâng cao ý thức của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công viên Thống Nhất (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w