CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ hóa học Nghiên cứu thiết kế phân xưởng sản xuất Amoniac từ khí khô với năng suất 450000 tấnnăm (Trang 125 - 136)

Bảng 4.1. Các hạng mục công trình của phân xưởng

STT Tên các hạng mục công trình Số lượng Kích thước(m2) Diện tích(m2)

1 Nhà hành chính(2 tầng ) 1 12x30 360 2 Phòng bảo vệ 4 3x3 9x4 3 Gara ôtô 1 9x30 270 4 Nhà để xe đạp,xe máy 1 12x24 288 5 Phòng y tế 1 10x32 320 6 Căng tin 1 18x18 324 7 Phòng thí nghiệm 1 12x18 216 8 Xưởng cơ khí 1 40x50 2000 9 Kho hoá chất 1 12x18 216 10 Nhà vệ sinh 1 9x30 270 11 Trạm biến áp 1 9x12 108

12 Nhà điều khiển trung tâm 1 18x24 432

13 Khu vực bể chứa amoniac 1 24x24 576

14 Khu vực tổng hợp NH3 1 20x30 600

109 16 Tách lu huỳnh 1 18x18 324 17 Chuyển hoá CO 1 18x18 324 18 Metan hoá 1 16x16 256 19 Chuyển hoá CO2 1 20x30 600 20 Trạm cứu hoả 1 20x37 740 21 Nhà sản xuất phụ trợ 1 12x24 288 22 Bể chứa nước 1 20x20 400 23 Bể nguyên liệu 1 24x24 576 24 Khu vực ống khói 1 6x6 36 25 Khu đất dự trữ 1 40x100 4000 Tổng diện tích 15190

Tổng số công nhân của phân xưởng khoảng 83 người, phân xưởng hoạt động liên tục 24/24 giờ, chia 3 ca sản xuất .

Diện tích toàn nhà máy thường được chọn từ 3 đến 4 lần diện tích chiếm đất của công trình . Nên diện tích mặt bằng phân xưởng là :

F = 15190 .3,5 = 53165 (m2).

Theo bảng 4.1 thì A = 15190 m2. Diện tích bãi lộ thiên : B = 2500 m2 . Diện tích chiếm đất của đường sắt , đường bộ , hè , rãnh thoát nước

C = 20000 m2 . Hệ số xây dựng: 53165 100 30% 2500 15190 Kxd = + ⋅ = Hệ số sử dụng : 100 70% 53165 20000 2500 15190 Ksd = + + ⋅ = 4.2.3. MẶT BẰNG NHÀ MÁY

110

Phân xưởng sản xuất NH3 có đặt điểm là các quá trình sản xuất được tiến hành hầu hết trong các thiết bị kín, kích thước thiết bị có nhiều loại rất cao và to, vận chuyển phần lớn bằng đường ống, các quá trình sản xuất được tự động hoá, việc điều khiển sản xuất được tiến hành trong phòng điều khiển trung tâm.

Vì vậy phân xưởng amoniac ta tận dụng bố trí thiết bị ra ngoài trời không cần bao che tức xây dựng lộ thiên (XDLT) và chỉ làm mái che , mái bắt không có tường bao che tức xây dựng bán lộ thiên (XDBLT).

Hình thức XDLT-BLT đem lại nhiều ý nghĩa to lớn về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế trong xây dựng và sử dụng sau :

− Giảm tải trọng tác dụng lên công trình . Do vậy, giảm được khối lượng xây dựng các mặt từ 20-40%, tiết kiệm vật liệu xây dựng.

− Giảm thời gian thiết kế, thời gian chuẩn bị và thi công công trình, sớm đa công trình vào sử dụng.

− Tiết kiệm diện tích trên mặt bằng khi bố trí LT-BLT từ 10-50% nên tiết kiệm đất xây dựng nhà máy.

Giảm điện chiếu sáng, giảm thiết bị thông gió nhân tạo, giảm được nguy cơ cháy nổ .

Do các ý nghĩa to lớn trên đã rút ra được các hiệu quả kinh tế sau : − Giảm tổng số vốn đầu tư xây dựng từ 5-20% so với xây dựng kín.

− Giảm giá thành xây dựng từ 8-50%, do đó giảm giá thành sản phẩm từ 8- 18%.

Ngoài ra XDLT-BLT nó mang lại cái đẹp hiện đại, uy nghi, hùng vĩ, cái đẹp của sự tiến bộ với trào lưu khoa học phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu thiết kế trong điều kiện khí hậu Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn.

Bố trí các thành phần trong xây dựng lộ thiên : Đặt các thiết bị : Có kích thước lớn, nặng nề, cồng kềnh. Các thiết bị khác theo sơ đồ ngang của quá trình sản

111

xuất . Thiết bị tháp đặt trên bệ móng, bố trí vùng đất tốt. Thiết bị sinh độc hại bố trí cuối hướng gió. Thiết bị có nguy cơ cháy nổ có khoảng cách an toàn. Bố trí thiết bị tháp đặt song song khung sàn tạo liên hệ tốt tạo thẩm mỹ .

- Giữa hai hàng thiết bị có mặt bằng để tu sửa, lắp ráp, thay thế có khoảng cách: B = 0,7-0,75Hmax(Hmax chiều cao lớn nhất của thiết bị).

Trên khung sàn lộ thiên-bán lộ thiên : Trên khung sàn lộ thiên đặt các thiết bị nhỏ, nhẹ, chiều cao không lớn theo sơ đồ đứng của quá trình sản xuất. Trên khung sàn bán lộ thiên đặt các thiết bị phát sinh nhiệt, độc hại cháy nổ, có người coi, hoặc các thiết bị để mưa nắng làm ảnh hởng. Khung có L=4,5-6m ; B=6m ; H=3,6-7,2m. Khi có chất lỏng dễ cháy trên khung phải có khe chống cháy

− Dài <90m, H<12m, khe >5m . − Dài>90m, H>12m, khe >12m .

112

CHƯƠNG 5: AN TOÀN, VỆ SINH LAO DỘNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

5.1.1. MỤC ĐÍCH

Ngành công nghiệp hóa dầu nói chung rất độc hại, vì vậy trong quá trình sản xuất có nhiều yếu tố gây ảnh hởng đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. Vì vậy an toàn lao động gồm những mục đích sau :

− Bảo đảm an toàn cho người lao động . − Bảo vệ sức khoẻ cho người lao động .

− Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khoẻ người lao động .

5.1.2. Ý NGHĨA

Góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, mọi người lao động đều có điều kiện phát huy tốt quyền làm chủ của mình .

Người lao động có môi trường làm việc tốt, sản xuất đạt hiệu quả cao, hạn chế ngăn ngừa gây tai nạn, máy móc được đảm bảo hiện đại, hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn luôn ở trạng thái hoạt động .

Giảm thiểu độc hại cho môi trường, tránh những tai nạn rủi ro cho người lao động cũng như cho ngườii dân ở những vùng lân cận, tránh những vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn cho người và xã hội .

5.1.3. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO DỘNG 5.1.3.1. An toàn khi sử dụng máy móc thiết bị 5.1.3.1. An toàn khi sử dụng máy móc thiết bị

Người vận hành phải nắm rõ được các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý làm việc của thiết bị.

Cơ cấu điều khiển phải phù hợp với tầm vóc người sử dụng, tầm tay, chiều dài chân, phạm vi nhìn,…

Có cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ nhằm cách ly công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn trong sản xuất.

113

Có cơ cấu phòng ngừa nhằm để đề phòng sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của công nhân, của toàn phân xưởng.

Có hệ thống đèn tín hiệu an toàn.

Kiểm tra độ an toàn của máy móc trớc khi sử dụng.

Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và thông gió tự nhiên trong qúa trình làm việc.

5.1.3.2. An toàn điện

An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác an toàn. Nếu thiếu hiểu biết về điện, không tuân theo những quy tắc về kỹ thuật sẽ gây ra tai nạn đáng tiếc... nhất là điện rất khó phát hiện bằng giác quan mà chỉ có thể biết khi tiếp xúc với phần tử mang điện. Chính vì lẽ đó an toàn điện luôn được đặt lên hàng đầu trong các phân xưởng.

Một số yêu cầu cơ bản về thiết bị điện:

− Dây dẫn điện trong nhà máy phải được bọc bằng vỏ cao su hay có thể lồng vào ống kim loại để tránh bị dập, đánh tia lửa điện.

− Ở trạm điện phải có rờ le tự ngắt khi gặp sự cố về điện.

− Cầu dao phải lắp ráp sao cho dễ điều khiển, có thể đóng ngắt ở nhiều vị trí trong phân xưởng.

5.1.3.3. An toàn trong phòng chống cháy nổ

Các công nhân viên trong phân xưởng phải được học đầy đủ các nội quy an toàn về phòng chống cháy nổ, cũng nh các biện pháp chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Ngoài việc bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết nhận thức cho công nhân thì phân xưởng phải được trang bị đầy đủ các thiết bị nh bình chữa cháy tại chỗ, phòng cứu hỏa, các thiết bị chống tĩnh điện, chống sét, giàn làm mát vào mùa hè..., quần áo bảo hộ lao động.

Đường và đờng đi qua khi qui hoạch mặt bằng xí nghiệp phải tạo cho xe chữa cháy đến được bất kỳ ngôi nhà nào về cả hai phía.

114

5.1.3.4. Một số biện pháp an toàn về độc hại

Phân xưởng phải có hệ thống thông gió, chiếu sáng tự nhiên đảm bảo trong quá trình làm việc tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hệ thống bể chứa, đờng ống dẫn đảm bảo kín, không bị rò rỉ, bay hơi. Dùng mặt nạ phòng độc khi thao tác trong bể chứa, có quần áo và dụng cụ bảo hộ đầy đủ.

Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của con người khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Phân xưởng được tự động hóa cao.

Vệ sinh cơ thể sau khi rời nơi làm việc. Có các chế độ bồi dưỡng cho công nhân được đầy đủ, thường xuyên.

5.1.3.5. Công tác giáo dục tư tưởng

Công tác bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng, vì vậy công tác này phần lớn là do quần chúng tự giác thực hiện. Phân xưởng phải thường xuyên giáo dục để mọi người thấm nhuần các nội quy của nhà máy về công tác bảo hộ lao động, đồng thời thường xuyên kiểm tra thực hiện quy định, an toàn khi thao tác, kịp thời giải quyết các sự cố xảy ra.

Có bồi dưỡng cho công nhân làm việc ca đêm và chi phí y tế cũng như nhu cầu dinh dưỡng về độc hại cho công nhân.

5.2. CÔNG TÁC VỆ SINH LAO ĐỘNG

5.2.1. VỆ SINH ĐỐI VỚI MẶT BẰNG NHÀ MÁY

Mặt bằng của nhà máy phải đảm bảo điều kiện thải các chất độc thuận lợi nh vậy thì mặt bằng phải đủ cao mới tiêu nước dễ dàng và tránh hiện tượng ngấm nớc từ ngoài vào.

− Mặt bằng phải chú ý đến hướng gió và hứng mặt trời.

− Các bộ phận sản xuất có bụi, khí độc, có tiếng ồn cần bố trí cuối hướng gió.

115

− Bố trí hớng nhà máy theo hớng mặt trời sao cho chống nắng tốt nhng điều kiện chiếu sáng tự nhiên là tốt nhất.

− Khi xây dựng nhà máy kiểu chữ U hay chữ E thì khoảng cách giữa các nhánh nhà sẽ bằng 1/2 tổng chiều cao nhng không được dới 15 m, B>15 m.

5.2.2. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

Trong quá trình vận hành máy móc, có các quá trình gia nhiệt phát nhiệt, có các hơi khí độc hại do đó cần có các biện pháp thông gió cho từng công trình .

Giải pháp thiết kế kiến trúc để tăng hiệu quả thông gió tự nhiên cho phân xưởng sản xuất như :

− Chọn hình thức mái phù hợp .

− Thiết kế nhà hai tầng có cánh cửa mái ở trên .

− Các đờng ống dẫn nhiệt cho đi ở ngoài phân xưởng sản xuất .

5.2.3. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

Cần đảm bảo yếu tố sáng tự nhiên và nhân tạo để tạo điều kiện cho công nhân làm việc được thoải mái và năng suất cao, chính xác, tránh được bệnh nghề nghiệp. Khi làm việc ca đêm cần phải đảm bảo ánh sáng cho phân xưởng.

5.2.4. HỆ THỐNG VỆ SINH CÁ NHÂN

Phân xưởng phải có khu vệ sinh riêng, phải có phòng thay quần áo ,tắm rửa, vệ sinh đảm bảo sức khoẻ cho công nhân sản xuất.

Như vậy để nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội cần phải chăm lo đến cuộc sông sức khoẻ và nhu cầu của người lao động. Điều kiện làm việc thoải mái, sức khoẻ đảm bảo sẽ giúp cho mọi người hăng hái trong lao động sản xuất.

116

KẾT LUẬN

Trong thời gian làm đồ án, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Hoàng Ái Lệ, cùng sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành đồ án như nhiệm vụ đề ra.

Lý thuyết:

− Phần tổng quan đưa ra một số tính chất của NH3 cần thiết cho tính toán công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Tìm hiểu các công nghệ sản xuất Amoniac khác nhau của các hãng trên thế giới.

− Tìm hiểu về Amoniac và ứng dụng của Amoniac trong công nghiệp cũng như dân dụng.

Tính toán:

− Mô phỏng được quy trình sản xuất NH3 trên phần mềm mô phỏng Hysys − Tính toán được cân bằng vật chất, cân bằng nhiệt lượng, tính chất và kích

thước cơ bản của thiết bị phản ứng

− Phần thiết kế xây dựng đã chọn được địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất NH3,

− Phần an toàn đã nêu ra những nguyên nhân và biện pháp phòng chống tai nạn trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên với lượng kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

117

KIẾN NGHỊ

Để quá trình tổng hợp amoniac đạt kết quả tốt nhất cần khảo sát được khoảng điều kiện tốt nhất của từng cụm thiết bị, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hiệu suất quá trình cũng như tối ưu hóa dây chuyền sản xuất amoniac.

Đồ án đã xây dựng được mô hình mô phỏng toàn phân xưởng ammonia và đánh giá sơ bộ về các thiết bị và thành phần, tính chất của các dòng công nghệ trong phân xưởng. Tuy nhiên, mô hình mô phỏng và đánh giá chỉ mới thực hiện mô phỏng tĩnh toàn hệ thống, đưa ra những dữ liệu của quá trình tại một thời điểm nhất định. Để chi tiết hơn và đánh giá được sự thay đổi các thông số công nghệ theo thời gian thì cần tiến hành mô phỏng động toàn hệ thống để thu kết quả chính xác hơn. Vì vậy, cần nghiên cứu mô phỏng động cho các thiết bị quan trọng, cho một phần hoặc cho toàn bộ phân xưởng amoniac cần được tiếp tục thực hiện từ những kết quả mô phỏng tĩnh đã đạt được.

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - Giáo trình chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành - NXB khoa học kĩ thuật - 2002.

[2]. Lê Mậu Quyền - Hoá học vô cơ, tập hai - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

[3]. Lê Thị Tuyết - Công nghệ sản xuất các hợp chất Nitơ - Trường ĐHBK Hà Nội - 2000.

[4]. Võ Văn Ban, Vũ Bá Minh, “Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học”, truyền khối (tập 3) – Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM.

[5]. Phạm Văn Bôn, Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam, “Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học”, Ví dụ và bài tập (tập 10) - Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM.

[6] . “Sổ tay tóm tắt các đại lương hóa lý” -Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội [7] . Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông,“Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá

chất tập 1” – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[8] . Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Phạm Xuân Toản, “Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất tập 2”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[9] . Hồ Lê Viên, “Thiết kế và tính toán các chi tiết thiết bị hoá chất”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1978.

[10]. Trần Bá Lân, “ Bảng tra cứu Quá trình thiết bị cơ học, truyền nhiệt-truyền khối”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM.

[11]. Handbook of Petrochemicals and Processes.

[12]. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền – Mô phỏng công nghệ hóa học - NXB khoa học kĩ thuật - 2002

119

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ hóa học Nghiên cứu thiết kế phân xưởng sản xuất Amoniac từ khí khô với năng suất 450000 tấnnăm (Trang 125 - 136)