GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 31 - 39)

NƯỚC NGOÀI

4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến việc quản lý nợ nước ngoài

* Thành lập hội đồng tư vấn nợ:

Tổ chức này có trách nhiệm giúp thủ tướng Chính phủ về chính sách vay, trả nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ hàng năm. Tổ chức này cần phải hoạt động độc lập với các đơn vị thẩm định dự án, những người làm trong tổ chức phải thực sự có đạo đức, vô tư không có khả năng dùng quyền lực của mình để đặt giá với các đơn vị xây dựng đề án xin vay vốn nhằm tránh hiện tượng tiêu cực xảy ra trong đánh giá và xét duyệt các dự án vay nợ nước ngoài.

* Thiết lập cơ quan chuyên trách trực thuộc chính phủ về quản lý nợ nước ngoài:

Hiện nay các cơ quan quản lý nợ nước ngoài như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang từng bước hoàn chỉnh chương trình quản lý nợ nước ngoài hiện đại, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng chỉ mới dừng lại ở mức quản lý hành chính và nghiệp vụ. Do đó, cần phải thành lập một cơ quan về quản lý nợ nước ngoài, cơ quan này có chức năng về quản lý nợ quốc gia sao cho vừa đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước, vừa đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo tập trung và gắn kết giữa quản lý nợ nước ngoài với cân đối kinh tế vĩ mô. Nhiệm vụ của tổ chức này là theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài, tình hình nợ quốc gia tồn đọng để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Các

yêu cầu cụ thể của một cơ quan quản lý nợ nước ngoài cần phải đáp ứng bao gồm:

- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, vừa đảm bảo chỉ đạo tập trung, gắn kết quản lý nợ nước ngoài với cân đối kinh tế vĩ mô, phối hợp các ban ngành liên quan một cách hiệu quả;

- Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài, gạt bỏ sự chồng chéo, gắn việc trách nhiệm sử dụng vốn vay với việc trả nợ;

- Nâng cao tính chủ động trong quản lý nợ, chuyên nghiệp hoá công tác phân tích, dự báo, phân tích thị trường nguồn vốn; Thực hiện xây dựng kế hoạch, chiến lược và dà soát thường xuyên để điều chỉnh kịp thời khi cần thiết;

- Xây dựng hệ thống thông tin nợ nước ngoài: Đảm bảo tính đầy đủ, tin cậy, công khai... giúp nâng cao hiệu quả giám sát xã hội;

- Đào tạo, phổ biến kiến thức về quản lý cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tín dụng và đơn vị sử dụng.

* Tăng cường giám sát và quản lý rủi ro

- Chú trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ, bao gồm rủi ro về đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, tín dụng và hoạt động để hạn chế tới mức thấp nhất chi phí vay và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

- Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát nợ theo thông lệ quốc tế, tăng cường năng lực đối ngũ cán bộ thực hiện chức năng giám sát nợ.

- Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp theo cơ chế tự vay tự trả, thường xuyên phân tích và đánh giá danh mục nợ, đặc biệt là các nghĩa vụ nợ bất thường nhằm mục tiêu duy trì dài hạn tình trạng nợ ổn định và bền vững.

4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến việc sử dụng nợ nước ngoài tại Việt nam

Yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng nợ nước ngoài tại Việt Nam đó là phải tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn vay nợ một cách có hiệu quả.

Vốn vay là nguồn hỗ trợ chủ yếu cho quá trình điều hành và cân đối NSNN. Có thể thấy điều đó thông qua sự ổn định trong NSNN trong thời gian qua. Nguồn vốn vay của Chính phủ được ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, cụ thể các dự án về giao thông, y tế, giáo dục… hoặc các dự án nông nghiệp phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo…

Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA (chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ) đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo như Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2 - 1; nhà máy thủy điện sông Hinh; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ lA, cầu Mỹ Thuận.., nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xây mới; các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh thành phố cũng như ở nông thôn, vùng núi. Các chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả. Ngoài ra, còn hàng loạt các công

trình mới đầu tư bằng nguồn vốn ODA sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới.

Bên cạnh đó vốn vay còn được sử dụng cho các mục tiêu xã hội. Trong thời gian qua, nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính thế giới và các nước đã góp phần không nhỏ vào quá trình giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp và quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Trong vấn đề sử dụng nợ, một điều đáng quan tâm là mục đích sử dụng nợ lại là yếu tố dẫn đến nợ vay không được sử dụng một cách hiệu quả. Nói cách khác, một trong những nguyên tắc huy động vốn của Nhà nước là vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Vấn đề đặt ra là trên thực tế khi tiến hành huy động vốn cần phải xây dựng các kế hoạch chi tiết về vay, sử dụng và trả nợ nhưng sử dụng vốn vay như thế nào lại liên quan đến tình hình thực tế. Điều đó dẫn đến nguồn vốn khi huy động thì rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đáp ứng yêu cầu về vốn, nhưng tốc độ giải ngân thì rất chậm, ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn sao cho vừa đúng mục đích vừa thỏa mãn nhu cầu về vốn vừa làm cho đồng vốn sinh lời để trả nợ. Với đồng vốn giải ngân chậm mà không được đưa đồng vốn chưa giải ngân vào sử dụng cho mục đích khác đã làm cho hiệu quả của nợ vay giảm rất nhiều. Theo báo cáo của WB, hiện nay tốc độ giải ngân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 50%/năm. Thanh toán nợ của Việt Nam chỉ chiếm 28% GDP. Đây chính là một trong những vấn đề mà các nhà tài trợ mong muốn Việt Nam cần quan tâm cải thiện. Việc chậm giải ngân đồng nghĩa với tiến trình thực hiện chậm, vì thế lợi ích thu được hạn chế, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Trên thực tế, các khoản vay nước ngoài hiện nay chủ yếu là có các điều kiện ưu đãi nên lãi suất thấp hơn khoản nợ vay trong nước nên số chi trả nợ nước ngoài luôn thấp hơn chi trả nợ trong nước.

Cùng với mức thâm hụt NSNN vẫn ở mức trên 5% GDP như hiện nay nếu không kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay và trả nợ nước ngoài thì khả năng các chỉ số về nợ nước ngoài sẽ gia tăng vượt ngưỡng an toàn. Nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP còn thấp và chưa bền vững, kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, dự trữ ngoại hối mỏng…. Trong những năm qua số trả nợ của chúng ta còn thấp do hầu hết là những khoản vay mới chưa đến kỳ hạn trả, trong những năm tới áp lực trả nợ sẽ gia tăng lên do nhiều khoản vay đã đến hạn trả.

Như vậy, để đảm bảo nâng cao hiệu quả nợ nước ngoài chính phủ cần thực hiện các yêu cầu bức thiết sau:

- Việc bố trí sử dụng các nguồn vốn vay phải đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu và quán triệt đầy đủ các nguyên tắc quản lý nợ. Luôn luôn phải theo dõi và đảm bảo mức nợ vay nằm trong ngưỡng cho phép.

- Vay từ ngân sách nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo mức bội chi trong giới hạn Quốc hội, Chính phủ phê duyệt hàng năm. Tập trung chủ yếu vào nguồn vốn vay ưu đãi, không vay thương mại nước ngoài hoặc các khoản vay ngắn hạn, có lãi suất cao để sử dụng cho chi tiêu thường xuyên của NSNN.

- Tăng cường quản lý cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ, phân cấp và phân công trách nhiệm rạch ròi giữa các cấp ngân sách để tăng tính trách nhiệm về hiệu quả và chủ động trong sử dụng vốn vay.

- Tiếp tục thực hiện bảo lãnh cho các khoản vay của doanh nghiệp đầu tư các dự án đầu tư của Nhà nước thuộc diện trọng điểm, các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên, có hiệu quả, có khả năng trả nợ trực tiếp và không vượt quá hạn mức vay thương mại hàng năm. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường theo dõi, giám sát, dự báo thị trường và xử lý rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh.

4.3. Nhóm giải pháp liên quan đến việc hoàn trả nợ nước ngoài

* Lựa chọn danh mục vay nợ hợp lý

Nhằm đảm bảo một cơ cấu nợ bền vững, cần đánh giá cẩn thận từng món vay mới, đặc biệt quan tâm đến việc duy trì cơ cấu nợ theo thời gian hợp lý. Theo điều 20, Thông tư 09/2004/TT - NHNN ban hành ngày 2/12/2004, các doanh nghiệp không phải đăng ký các khoản vay ngắn hạn với Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, chỉ khi các doanh nghiệp thực hiện thanh toán nợ qua Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước mới có thể từ đó kiểm soát khối lượng nợ dưới hình thức này. Nếu không có cơ chế kiểm soát kịp thời và thích hợp thì luồng vốn ngắn hạn này sẽ trở thành một trong những rủi ro trong quản lý nợ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để hạn chế tác động tiêu cực của luồng vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế và với an ninh tài chính quốc gia, trước khi tự do hóa giao dịch vốn cần: (i) tăng cường kiểm soát các luồng vốn ngắn hạn thông qua yêu cầu báo cáo đầy đủ và kịp thời các giao dịch vốn ngắn hạn; (ii) xây dựng và củng cố năng lực phân tích, quản trị tài chính doanh nghiệp, (iii) xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ.

Tuy nhiên, không phải kiểm soát bằng các văn bản mệnh lệnh hành chính mà phải tuân thủ quy luật khách quan trong thay đổi luồng vốn vào các nước

đang phát triển "các nước đang phát triển thường chuyển từ.trạng thái nghèo, thu nhập thấp sang giai đoạn mới phát triển ổn định và thoát khỏi ngưỡng nghèo thường đi liến với thay đổi cơ cấu nợ từ chỗ phụ thuộc vào ODA sang vay thương mại ngày càng cao hơn". Lựa chọn hợp lý các nguồn vay nước ngoài nhằm hướng tới nâng cao chất lượng nguồn vay. Mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng, có điểm mạnh và điểm yếu riêng, cần phối hợp các nguồn vay nợ nước ngoài một cách thích hợp nhất theo mục đích sử dụng trên nguyên tắc khai thác triệt để các nguồn vốn ưu đãi có thời gian dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp, tỷ lệ ưu đãi cao như viện trợ phát triển chính thức để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vì cần vốn đầu tư lớn, tác động đến tăng trưởng lâu dài, bền vững.

* Duy trì cơ cấu nợ hợp lý

Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm:

- Nợ ngắn hạn / Tổng nợ: Ph n ánh t tr ng các kho n n c nả ỷ ọ ả ợ ầ thanh toán trong th i gian nh h n m t n m trong t ng n . Tờ ỏ ơ ộ ă ổ ợ ỷ l này càng cao, áp l c tr n càng l n.ệ ự ả ợ ớ

- Nợ ưu đãi / Tổng nợ: T l này càng cao, gánh n ng n nỷ ệ ặ ợ ước ngoài càng nh .ẹ

- Nợ đa phương / Tổng nợ: Các kho n n đa phả ợ ương thường nh m m c đích h tr , ít m u c u v l i nhu n, do đó vi c t ngằ ụ ỗ ợ ư ầ ề ợ ậ ệ ă t tr ng n đa phỳ ọ ợ ương trong t ng n ph n ánh tình hình nổ ợ ả ợ nước ngoài c a m t nủ ộ ước thay đ i theo chi u hổ ề ướng t t.ố

Như vậy để đảm bảo cơ cấu nợ hợp lý Việt Nam cần thực hiện việc duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ ở mức thấp, Nợ ưu đãi/Tổng nợ cao và Nợ đa phương/Tổng nợ lớn.

Để làm được điều đó đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thông qua các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương để mở rộng quan hệ và hợp tác không chỉ đối với các quốc gia mà đối với các tổ chức có nguồn tài chính mạnh trên thế giới.

Mặt khác để đảm bảo thu hút nhiều thêm nguồn vốn dài hạn, Vốn ưu đãi như ODA Việt Nam cần chứng minh được nhu cầu và khả năng quản lý và sử dụng các nguồn vốn này.

Một cơ cấu nợ hợp lý với áp lực trả nợ không bị đè mạnh lên vai của đất nước sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển và tăng hiệu quả việc sử dụng vốn, tạo ra nhiều nguồn thu cho đất nước, đảm bảo khả năng trả nợ của quốc gia.

* Quản lý chặt chẽ dòng tiền trả nợ: Quản lý nguồn thu, cân đối ngân sách trả nợ hàng năm theo đúng kế hoạch đề ra.

4.4. Nhóm giải pháp khác

- Tăng tiết kiệm trong nước: Tiết kiệm chỉnh phủ, khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình...

- Duy trì giới hạn nợ ở mức an toàn

- Tiếp tục duy trì các chỉ số nợ ở mức an toàn theo các chỉ tiêu quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế.

- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp mua lại nợ, chuyển đổi nợ, giảm nợ nhằm thay đổi cơ cấu nợ để đạt được danh mục nợ tối ưu.

- Có chính sách điều hành tốt kinh tế vĩ mô để tăng thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường dự trữ ngoại tệ để cải thiện chỉ số nợ và các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Gia tăng dự trữ ngoại hối

- Cải thiện cán cân thanh toán vãng lai ( Tăng cường xuất khẩu )

- Gia tăng cán cân tài khoản vốn ( Bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp )

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w