HOẢNG NỢ
Nhiều cuộc khủng hoảng nợ đã diễn ra trong quá khứ điển hình như cuộc khủng hoảng nợ Mexico năm 1982, Philippin năm 1985 và gần đây nhất là Argentina năm 2001. Tuy nhiên cũng có nhiều nước đã quản lý tốt nợ nước ngoài và đạt được những thành công như Malaysia hay Trung Quốc.
3.1. Argentina(2001)
Liên tục trong nhiều năm của thập niên 90, Argentina thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế mạnh mẽ, tư hữu hóa hang loạt xí nghiệp quốc doanh khá giống với nền kinh tế đang chuyển đổi. Việc này đã mang lại một lượng ngoại dự trữ ngoại tệ khá lớn cho Argentina
Nhờ tư hữu hóa và vay nợ nước ngoài chính phủ Argentina đã ổn định được đồng nội tệ và với những thành tựu về kinh tế Argentina trở thành điểm đến của các dòng vốn quốc tế
Argentina trở thành điển hình sự tăng trưởng thần kỳ cũng không khác nhiều so với Việt Nam bây giờ. Chính phủ Argentina liên tục vay nợ nước ngoài khoảng 35% năm 1995 (ngưỡng an toàn) đến gần 65% năm 2001. Các khoản nợ âm thầm tăng lên làm sức đề kháng của chính phủ yếu đi với các rủi ro trong thâm hụt ngân sách.
Đến đến năm 1999 Argentina bắt đầu mất cân đối trong chi tiêu ngân sách, chính phủ không còn nguồn thu nào khác từ thuế để bù đắp thâm hụt. Trong khi đó nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm đi(nguồn thu chính là xuất khẩu dầu thô) và nhập khẩu tăng, liên tục phải trả các hóa đơn vay nợ nước ngoài khủng hoảng tài chính là điều khó tránh khỏi
Sau khi quốc hội Argentina họp khẩn cấp ngày 11/07/2001 để triển khai kế hoạch “Giảm thâm hụt ngân sách xuống bằng không” Moody"s và S&P đã hạ thấp điểm xếp hạng tín nhiệm, các chỉ số niềm tin liên tục suy giảm và IMF ngưng hỗ trợ tín dụng.
Đối với các nước đang phát triển ngưỡng an toàn đối với tỷ lệ nợ phải thấp hơn 40%/GDP. Nhưng ngoài ra các nước phải tính đến lãi suất thực phải trả thì đó thực sự là khoản nợ khổng lồ (lãi suất trái phiếu chính phủ VN vay nợ nước ngoài khoảng 6,5% ). Những năm qua chúng ta đã cố gắng giảm tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP giảm xuống từ 37.2% năm 2004 xuống 29.8% năm 2008 nhưng mối hiểm họa nợ nước ngoài luôn phải được nhắc đến.
Chúng ta có thể thấy Argentina không giải quyết được các vấn đề nội bộ đó là tình trạng tham nhũng, cổ phần hóa ào ạt, bộ máy thu thuế yếu kém, vay nợ nước ngoài thiếu tính toán. Nhưng quan trọng nhất ta vẫn thấy việc Argentina thiếu cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản nợ
3.2. Trung Quốc
Một trong những nước quản lý nợ nước ngoài tốt là Trung Quốc. Trung Quốc có mức nợ nước ngoài lớn thứ 5 trên thế giới nhưng đó không phải vấn đề lớn khi Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ cao và mức xuất khẩu lớn.
Trong giai đoạn 1979 – 1983, giai đoạn khởi đầu của hoạt động vay nợ nước ngoài ở Trung Quốc, tốc độ vay nợ nước ngoài tương đối thấp, nợ nước ngoài hàng năm tăng khoảng 0,7 tỷ USD. Từ năm 1984, cùng với chính sách khuyến khích quyền tự chủ của các cơ sở, các địa phương, khuyến khích sử dụng vốn vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng cơ sở tại các đặc khu kinh tế, nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng mạnh. Nhưng các khoản nợ chủ yếu là trung và dài hạn chiếm 89,1%
Nếu như giai đoạn trước vay nợ là nhằm mục đích tiêu vay càng nhiều càng tốt để đầu tư cải tạo hạ tầng cơ sở và nhập khẩu thì sang những năm 90 Trung Quốc đã điều chỉnh lại chính sách vay nợ theo hướng vừa phát triển đất nước vừa không quá phụ thuộc vào nước ngoài:
- TQ ko chủ trương tăng nợ nước ngòai, khai thác tối đa nguồn vốn không gây nợ nước ngòai như phát hành trái phiếu cổ phiếu trong nước thu hút dòng vốn FDI đồng thời kiểm sóat việc vay nợ nước ngoài.
- Quy mô các khoản vay phải hợp lý và khoa học, phải căn cứ vào nhu cầu xây dựng kinh tế và khả năng trả nợ của các đơn vị vay
- Nguyên tắc vay nợ của Trung Quốc trong giai đoạn này là chú trọng các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi của các nước và các tổ chức tiền tệ quốc tế, tận dụng các khoản vay hỗn hợp mang tính ưu đãi, các khoản vay xuất khẩu và các khoản vay thương mại, lựa chọn các điều kiện vay hợp lý nhất.
- Các hạng mục về giao dịch vốn được kiểm soát chặt. Việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp được quản lý nghiêm ngặt
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý kết nối giữa ngân hang nhân dân , tổng cục quản lý ngoại hối, tổng cục hải quan các ngân hàng thươg mại để quản lý ngoại hối
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Đối với mỗi một nước đều có những nét đặc thù riêng tuy nhiên kinh nghiệm và bài học của những nước này cũng có những giá trị nhất định đối với Việt Nam:
- Không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Có gắng khai thác tối đa các nguồn vốn trong nước như phát hành trái phiếu cổ phiếu. Sử dụng các công cụ tài chính linh hoạt đa dạng để thu huets ngoại tệ trên thì trường tài chính quốc tế. Lựa chọn các hình thức thích hợp giảm nợ như vay bắc cầu thanh tóan trả trước các khỏan nợ để giảm chi phí trả lãi vay và kéo dài thời hạn vay
- Kiểm sóat chặt luồng vốn và khi có đủ năng lực quản lý và xử lý các tình huống phát sinh sẽ tiến tới tự do hóa luồng vốn. Khi tự do hóa tài khoản vốn cần các biện pháp kiểm sóat hữu hiệu để đề phòng bùng nổ số dư nợ nước ngòai và an ninh tài chính quốc gia
- Duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn hợp lý và kiểm sóat luồng vốn ngắn hạn vào ra để can thiệp khi có biến động
- Đảm bảo duy trì 3 cân đối vĩ mô bao gồm: cân đối giữa nguồn tài trợ từ tiết kiệm, kể cả từ tiết kiệm bên ngòai và đầu tư; cân đối thu chi ngân sách; cân đối nguồn ngoại tệ vào và ra
- Đảm bảo cơ sở thể chế quản lý nợ mang tính pháp lý cao. cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài của chính phủ, ấn định giới hạn nợ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan trong quản lý nợ