Các cấu trúc ghép nối DFIG ứng dụng trong hệ thống phát điện

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 48 - 49)

Hệ thống phát điện sử dụng tổ hợp ghép nối 2 DFIG đã được đề xuất ở những năm cuối thế kỷ 20. So với hệ thống phát điện sử dụng DFIG đơn lẻ, hệ thống phát điện sử dụng tổ hợp ghép nối 2 DFIG có những ưu điểm nổi bật như: chất lượng điện phát ra cao hơn, khả năng bám điện áp lưới tốt hơn, đối tượng điều khiển dễ hơn.

Hệ thống phát điện sử dụng tổ hợp ghép nối 2 DFIG có cấu trúc điều khiển đơn giản do trong kết cấu tự nhiên của hệ thống ghép nối DFIG, các tính chất của quá trình chuyển hóa cơ-điện và chuyển hóa điện-cơ của 2 DFIG được thuận nghịch với nhau, triệt tiêu và giảm được phần lớn các thành phần phải điều khiển phức tạp.

Cấu trúc ghép nối DFIG đầu tiên được đề xuất là cấu trúc ghép nối với bộ biến đổi công suất nằm ở phía stator hay còn gọi là cấu trúc điều khiển DFIG không chổi than. Giải pháp này đã được nghiên cứu, ứng dụng nhiều trong thực tế và đã được thương mại hóa với sản phẩm tổ hợp ghép nối 2 DFIG trong cùng một khung máy.

Cấu trúc ghép nối DFIG thứ 2 là cấu trúc với bộ biến đổi công suất nằm ở phía rotor hay còn gọi là cấu trúc điều khiển DFIG trên cơ sở kỹ thuật đồng dạng tín hiệu rotor, cấu trúc này được tác giả đề xuất và báo cáo ở các công trình [87][88].

Sau đây tác giả trình bầy và phân tích tính chất của 2 giải pháp ghép nối DFIG ứng dụng trong hệ thống phát điện. Cụ thể, cấu trúc ghép nối với bộ biến đổi công suất nằm ở phía stator (cấu trúc điều khiển DFIG không chổi than) là cấu trúc đã được đề xuất và có nhiều kết quả công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây, vì vậy tác giả chỉ trình bầy mang tính chất khái quát, còn cấu trúc với bộ biến đổi công suất nằm ở phía rotor (cấu trúc điều khiển DFIG trên cơ sở kỹ thuật đồng dạng tín hiệu rotor ) là cấu trúc mới, do tác giả đề xuất, vì vậy tác giả sẽ trình bầy chuyên sâu và chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)