Sơ đồ tổng quát hệ thống điều khiển máy phát điện đồng trục sử dụng máy

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

máy điện dị bộ nguồn kép

Máy điện dị bộ nguồn kép làm việc trong chế độ máy phát trước đây đã bị lãng quên do nó có đặc điểm phức tạp khó điều khiển. Tuy nhiên khi các bộ biến đổi công suất và kỹ thuật điều khiển số phát triển thì việc nghiên cứu ứng dụng máy điện dị bộ nguồn kép trong các hệ thống phát điện nói chung và trong hệ thống phát điện đồng trục trên tầu thủy nói riêng đã được phát triển mạnh mẽ, vì hệ thống có ưu điểm là: thiết bị điều khiển công suất có công suất nhỏ hơn nhiều công suất máy phát ra lưới, kích thước nhỏ gọn, dải phạm vi hoạt động rộng. Cấu trúc điều khiển hệ thống được thể hiện ở hình 1.11[12]:

Hình 1.11: Cấu trúc điều khiển máy điện dị bộ nguồn kép trong máy phát điện đồng trục

Hệ thống điều khiển công suất bao gồm hai cụm: Cụm nghịch lưu phía lưới và cụm nghịch lưu phía máy phát, hai cụm được nối với nhau thông qua mạch điện một chiều trung gian.

Cụm điều khiển nghịch lưu phía máy phát [6][7][11][12] có nhiệm vụ là điều khiển công suất tác dụng và công suất phản kháng phát lên lưới độc lập với nhau, thông qua điều khiển các thành phần dòng điện rotor. Đồng thời đảm nhận việc hoà đồng bộ với lưới cũng như điều chỉnh tách máy phát ra khỏi lưới khi cần thiết.

Cụm điều khiển nghịch lưu phía lưới [6][7][11][12] dùng để duy trì trị số điện áp một chiều trung gian không đổi theo giá trị đặt của nó, phù hợp với bộ

biến đổi nghịch lưu phía máy phát và điều khiển hướng, trị số công suất phản kháng lên lưới. Cụm điều khiển nghịch lưu phía lưới không chỉ có nhiệm vụ chỉnh lưu lấy năng lượng từ lưới về, cụm còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ hoàn trả năng lượng từ mạch một chiều trung gian trở lại lưới. Vì vậy, về cấu trúc mạch điện tử công suất, cụm điều khiển nghịch lưu phía lưới hoàn toàn giống như cụm điều khiển nghịch lưu phía máy phát. Cụm điều khiển nghịch lưu phía lưới còn có nhiệm vụ điều chỉnh cosφ phía lưới và qua đó có thể giữ vai trò bù công suất phản kháng.

Hệ thống aptomat có chức năng đóng cắt và bảo vệ hệ thống. Việc đóng cắt được thực hiện theo yêu cầu vận hành, khai tác. Việc bảo vệ được thực hiện khi có các trường hợp sự cố như: ngắn mạch, quá tải, mất pha, trạm mát. Ngoài ra aptomat còn được thực hiện theo yêu cầu của Đăng kiểm cho tàu thuỷ [70].

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)