-Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
-Thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê nhà nước quy định, thực hiện nghĩa
vụ thuế theo quy định của nhà nước.
-Chăm lo giáo dục đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho
công nhân viên.
-Đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong doanh nghiệp và mua các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật và khả năng của doanh nghiệp.
-Chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ khác bằng tài sản thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp.
-Đảm bảo quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ đối với công nhân viên trong doanh
nghiệp và thuê ngoài (nếu có).
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:
2.1.2.1. Thuận lợi:
Từ năm 1990 đến nay nền kinh tế cả nước nói chung, Bến Tre nói riêng đang trên đà phát triển nhu cầu xây dựng địa phương ngày càng tăng, đảm bảo khối lượng công tác xây dựng cho các đơn vị xây lắp trong tỉnh.
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Vạn Hoà Phát là một đơn vị hoạt động
tương đối mạnh so với các đơn vị khác cùng ngành nghềề, có đầy đủ các loại máy
móc thiết bị dùng trong thi công xây dựng. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao
không ngại khó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau, sẵn sàng làm việc khi có việc. Doanh
nghiệp luôn quan tâm và thực hiện các chỉ tiêu, tiến độ và chất lượng công trình để đơn vị hoạt động kinh doanh ngày càng được hiệu quả hơn.
Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc và chỉ đạo điều hành của Uỷ Ban Nhân
Dân Tỉnh, Sở Chủ Quản cũng như sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình của các ngành
chức năng đã giúp cho doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất.
Công tác tổ chức cán bộ và quản lý lao động được thực hiện tốt,đảm bảo yêu
cầu về quản lý lao động, tổ chức quản lý phù hợp.
2.1.2.2 Khó khăn :
Ngànhh xây dựng cơ bản là một ngànhh sản xuất đặc biệt sản phẩm đơn
ảnh hưởng bởi thời tiết… chịu tác động của nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc cạnh tranh về vốn, giá và chất
lượng luôn là một thử thách không nhỏ đối với doanh nghiệp.
Giá cả thị trường biến động liên tục dẫn đến chi phí vật tư cao làm ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động.
Khách hàng đa số là các là các đơn vị sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước nên khi công trình hoàn thành được nghiệm thu xong, phần thanh toán tiền
còn chậm, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thời gian thanh toán kéo dài, thu hồi
vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất.
Đội ngũ công nhân trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế, chưa tiếp nhận
kịp thời với trình độ kỹ thuật mới. Và còn nhiều yếu tố khác làm ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1 Cơ sở vật chất và tài nguyên của doanh nghiệp:
2.2.1.1 Xe máy:
-Đoàn xe chuyên dùng (vận chuyển xây lắp ).
-Ôtô tự đổ : 04 xe.
-Xe xúc ủi liên hợp : 02 xe.
- Xe ban tự hành : 02 xe.
2.2.1.2 Thiết bị thi công:
-Máy trộn bê tông 250 lít : 04 cái.
-Búa đóng cọc 5 tấn : 01 giàn . -Đầm dùi A3000 : 04 cái. -Đầm bàn VP2 : 03 cái.
-Máy vận thăng : 05 cái.
-Giàn giáo thép 320 m2 : 10 bộ.
2.2.1.3 Tài sản quản lý, nhà xưởng, đất đai :
-Trụ sở doanh nghiệp :250m2 (diện tích xây dựng).
-Diện tích toàn bộ kho tàng : 400m2. -Văn phòng đội xe phân xưởng 200m2.
Ngoài ra còn có các loại tài sản dùng trong quản lý : xe con công tác, các loại máy văn phòng, tài sản phúc lợi.
2.2.2Tổng số lao động hiện có : 92 người
2.2.2.1 Phân bố lao động :
-Bộ phận quản lý : 8 người.
-Bộ phận trực tiếp sản xuất :92 người.
-Đội xây dựng số 1 : 15 người.
-Đội xây dựng số 2 : 13 người .
-Đội xây dựng số 3 : 22 người.
-Đội xây dựng số 4 : 16 người.
-Đội cơ thuỷ bộ : 26 người.
Các đội điều có một thủ kho quản lý việc xuất nhận vật liệu.
2.2.2.2 Năng lực và trình độ :
-Tốt nghiệp đại học : 04 người.
-Trung cấp kỹ thuật, kinh tế : 04 người.
-Công nhân xây dựng kỹ thuật : 84 người.
-Thợ máy : 08 người.
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng một lực lượng lao động thuê ngoài
thường xuyên là người để thực hiện các công việc đơn giản như bốc xếp, vận
chuyển, đào đất, đóng cừ, và các công việc phụ khác. Lực lượng này không tính chế độ như công nhân tính trong danh sách mà chỉ thanh toán tiền công theo số ngày
làm việc thực tế tại thời điểm thuê mướn.
2.3 Cơ cấu tổ chức chung và bộ phận kế toán tại doanh nghiệp :
2.3.1 Tổ chức doanh nghiệp và chức năng các phòng ban : 2.3.1.1 Chức năng của các phòng ban :
-Ban Giám Đốc là người quản lý điều hành mọi công việc của doanh nghiệp
và cũng là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp luật. Ban Giám Đốc có
quyền và nghĩa vụ sau :
+ Chọn kế toán trưởng tài giỏi, có đạo đức, quyết định cơ cấu tổ chức các bộ
+ Chuẩn bị báo cáo về kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ và huy động vốn
của doanh nghiệp. Đồng thời đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, duyệt
báo cáo quyết toán tài chính để đưa ra phương hướng mới tốt hơn nhằm đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp..
+Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước các nhân
viên và pháp luật.
-Phòng điều hành là nơi thực hiện các chức năng thảo các hợp đồng của khách
hàng và theo dõi các hợp đồng đó. Đồng thời đây cũng là nơi giao tiếp với đối tác
trong công việc sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật là nơi vẽ và chỉnh sữa bản vẽ các công trình trước khi đưa
vào sản xuất.
- Đội cơ giới có chức năng: vận chuyển vật tư máy móc thiết bị đến công
trình đang thi công. Ban san lắp mặt bằng đường, chuẩn bị nền hạ cho công nhân để
thi công đúng tiến độ.
- Đội thi công là nơi phân công mọi người làm việc khi có công trình.
- Khu hành chính và sản xuất chung là nơi sản xuất ra sản phẩm cần thiết cho
công trình.
2.3.1.2 Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp (Giám Đốc)
P. Điều Hành P. Kế Toán
Đội Cơ Giới Đội Thi Công
P.Kĩ Thuật
Khu Hành Chính + Sản Xuất Chung
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp:
2.3.2.1. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp:
Thu thập xử lý thông tin kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán
theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ,
kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm về kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các yêu cầu, giải pháp
để quyết định tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Kế toán theo dõi phải chính xác, kịp thời phát hiện những sai sót, những thông
tin cần biết có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp báo cáo lên cấp trên.
Kế toán phải phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện
những hành vi hối lộ, vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh
nghiệp.
Ngoài ra doanh nghiệp còn có một thủ quỹ có chức năng theo dõi tình hình thu
chi của doanh nghiệp.
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ vật liệu Kế toán Công nợ Kế toán Thanh toán Thủ Quỹ
2.3.2.2. Nội dung công tác kế toán tại doanh nghiệp: