GIảI THíC H HƯớNG Dẫn

Một phần của tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông phần 2 (Trang 31 - 33)

1. Quan điểm xây dựng vu phát triển ch−ơng trình

- Ch−ơng trình quán triệt quan điểm tích hợp, coi tự nhiên, con ng−ời và x∙ hội là một thể thống nhất có mối quan hệ qua lại. Trong đó, con ng−ời với những hoạt động của mình, vừa là cầu nối giữa tự nhiên và x∙ hội, vừa tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và x∙ hội.

- Nội dung ch−ơng trình đ−ợc phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp.

- Nội dung đ−ợc lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh, giúp các em có khả năng thích ứng với cuộc sống hằng ngày.

- Ch−ơng trình chú trọng đến các hoạt động quan sát, thực hành giúp học sinh tìm tòi phát hiện ra kiến thức và biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.

2. Về ph−ơng pháp dạy học

- Vận dụng các ph−ơng pháp dạy học theo h−ớng tích cực, chủ động, sáng tạo, lựa chọn và phối hợp nhiều ph−ơng pháp khác nhau nh−: quan sát, trình bày, động n∙o, đóng vai, trò chơi, thảo luận, tham quan, hỏi - đáp, thực hành,...

- Do đặc tr−ng của môn học, giáo viên cần chú trọng h−ớng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về con ng−ời và sức khỏe, tự nhiên và x∙ hội phù hợp với lứa tuổi của các em; tăng l−ơng tổ chức những hoạt động thực hành cho học sinh để góp phần phát triển t− duy, rèn luyện kĩ năng môn học và kĩ năng sống.

- Đối t−ợng của môn học rất gần gũi với học sinh. Vì vậy, ngoài tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình,... đ−ợc cung cấp, giáo viên cần sử dụng khung cảnh trong thiên nhiên, gia đình, tr−ờng học và hoạt động sinh sống ở địa ph−ơng,... để dạy học. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa ph−ơng.

- Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và X∙ hội cần quan tâm cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Công cụ kiểm tra, đánh giá cần đ−ợc xây dựng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.

- Kết quả học tập của học sinh đ−ợc ghi nhận bằng nhận xét cụ thể của giáo viên (không ghi nhận bằng điểm).

- Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm và học cả lớp.

- Hình thức kiểm tra có thể là vấn đáp hoặc bài viết (có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn).

4. Về việc vận dụng ph−ơng trình theo vùng miền vu các đối t−ợng học sinh

- Đảm bảo mọi học sinh đều đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học.

- Có thể thay đổi trật tự một số bài học cho phù hợp với điều kiện ở địa ph−ơng.

- Lựa chọn ph−ơng pháp và ph−ơng tiện dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa ph−ơng, nhà tr−ờng và trình độ học sinh.

- Tạo điều kiện cho học sinh đ−ợc học ngoài thiên nhiên và trong thực tế của địa ph−ơng.

- Khuyến khích học sinh liên hệ, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đ∙ học vào đời sống hằng ngày.

MÔN KHOA Học

I. MụC TIÊU

Môn Khoa học ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh đạt đ−ợc:

1. Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:

- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh d−ỡng, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể ng−ời. Cách phòng tránh một số bệnh thông th−ờng và bệnh truyền nhiễm.

- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.

- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng l−ợng th−ờng gặp trong đời sống và sản xuất.

2. Một số kĩ năng ban đầu:

- ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Quan sát và làm một số thí nghiệm đơn giản, gần gũi với đời sống, sản xuất.

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, tìm thông tin để giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,...

- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện t−ợng đơn giản trong tự nhiên.

3. Một số thái độ vu hunh vi:

- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đ∙ học vào đời sống. - Yêu con ng−ời, thiên nhiên, đất n−ớc, yêu cái đẹp.

Một phần của tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông phần 2 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)