Trình độ Lý luận chính trị:

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2011-2020 (Trang 100 - 139)

được yêu cầu của nhiệm vụ được giao, trình độ tin học, ngoại ngữ cịn yếu. Đặc biệt là nghiệp vụ quản lý giáo dục hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng. Việc thực hiện cơng tác quản lý chủ yếu là kinh nghiệm, tự bồi dưỡng và học hỏi lẫn nhau. Sự phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ. Thành phố chưa cĩ hướng dẫn cụ thể về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý và giáo viên THCS nằm trong diện quy hoạch.

Trong chương 3 tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp để khắc phục những bất cập và phát huy những kết quả đã đạt được.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG

GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

3.1. Định hƣớng phát triển KT-XH và Giáo dục THCS Thành phố Hạ Long và nhu cầu cán bộ quản lý giai đoạn 2011 - 2020

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long đến 2020

Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2005-2010 về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra những mục tiêu và định hướng về cơng tác giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020 đĩ là:

Giữ vững và nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập giáo dục THCS, triển khai thực hiện phổ cập trung học.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên dào tạo nguồn nhân lực cĩ trình độ cao, cơng nhân lành nghề, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cơng chức nhà nước, cán bộ cơ sở ... Chú trọng cơng tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao Đẳng Sư phạm, các trường trung học chuyên nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đĩ đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, lao động kỹ thuật; cĩ biện pháp phù hợp bồi dưỡng, hướng dẫn cho người nghèo tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới. triển khai thực hiện tốt cơ chế chính sách đào tạo, thu hút nhân tài, cán bộ quản lý giỏi, cơng nhân, nghệ nhân cĩ tay nghề cao về làm việc tại tỉnh.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Đầu tư ngân sách hàng năm cho giáo dục đào tạo phù hợp với điều kiện ngân sách của tỉnh và yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo; thực hiện tốt chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác xã hội hố giáo dục, đào tạo.

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển KT-XH của thành phố phải phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thế phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh, định hướng phát triển của vùng đơng Bắc bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Quan điểm này địi hỏi phải đặt sự phát triển KT-XH của thành phố với sự phát triển tương quan của tỉnh, các vùng. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực phát triển phải đặt trong quan hệ hữu cơ giữa sự phát triển của thành phố với sự phát triển của tỉnh và sự phát triển tổng thể tồn vùng, vì mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội và sự phát triển bền vững.

3.1.1.2. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Tăng GDP) trung bình trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 là 16,9%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 18,4%/năm.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn (theo GDP): đến năm 2015 ngành Cơng nghiệp-Xây dựng: chiếm tỷ trọng 30,7%; Thương mại-Dịch vụ chiếm 66,5% và nơng nghiệp 2,8%. Năm 2020, Cơng nghiệp-Xây dựng: 25,8%; Thương mại- Dịch vụ chiếm 72,8% và nơng nghiệp 1,4%.

Thu nhập bình quân đầu người theo GDP ( giá thực tế) năm 2015 khoảng 40 triệu đồng/người, năm 2020 khoảng 72 triệu đồng/người

Khu vực kinh tế do thành phố quản lý: giai đoạn 2011- 2015 cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình (theo GDP) là 14,5%/năm và giai đoạn 2016-

2020 tăng trưởng trung bình 16%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, ngành thương mại - dịch vụ tăng nhanh dẫn đến cơ cấu chuyển dịch từ dạng Cơng nghiệp - thương mại, dịch vụ - nơng nghiệp dần sang cơ cấu thương mại. Năm 2015, trong tổng GDP của thành phố tỷ trọng cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp 40,8%; thương mại, dịch vụ là 54,2% và sản xuất nơng nghiệp cịn 5%. Năm 2020: thương mại, dịch vụ 65,2%; cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp là 31,9% và nơng nghiệp cịn lại 2,9%.

Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đất nơng nghiệp đến 2015 đạt 100 triệu đồng; 2020 đạt 150 triệu đồng/ ha

Tăng thu ngân sách nhà nước trung bình 10% -12%/năm ; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,2%/năm.

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; Năm 2015 là 80%, năm 2020 là: 90%, hàng năm xây dựng từ 2-3 trường đạt chuẩn quốc gia...

3.1.2. Dự báo về phát triển dân số Thành phố Hạ Long đến năm 2020

Căn cứ tài liệu do Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh cho biết, dự báo dân số đến năm 2015, 2020 như sau:

Tỷ lệ tăng dân số bình quân dưới: 1%/năm ; quy mơ dân số đến năm 2015: 216.750 người, năm 2020: 225.000 người. trong đĩ chia ra các nhĩm tuổi theo cấp học như sau:

Bảng 3.1: Dự báo phát triển dân số theo nhĩm tuổi thành phố Hạ Long đến năm 2020

Nhĩm tuổi Năm 2010 Năm2020

Nhĩm tuổi 0-2 tuổi 4066 5112

Nhĩm tuổi 3-5 tuổi 6812 7180

Nhĩm tuổi 6-10 tuổi 10158 12088

Nhĩm tuổi 11-14 tuổi 11020 12750

Như vậy: Căn cứ số liệu trên độ tuổi 11-14 (học sinh THCS) tồn thành phố năm 2010 là 11020 người, đến năm 2020 là 12750 người.

Số người trong độ tuổi học sinh THCS tăng như vậy cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu nâng cao về trình độ văn hố trong nhân dân tăng, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học được duy trì và tăng lên vì thế cần phải cĩ kế hoạch xây dựng mạng lưới trường, lớp, quy hoạch đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường THCS để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.

3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục THCS Thành phố Hạ Long đến 2020

* Quan điểm phát triển

Tiếp tục củng cố truyền thống giáo dục với chất lượng cao và tồn diện ở cả 3 cấp học, chuẩn bị nguồn nhân lực cĩ trình độ cao cho xã hội ; đồng đều hố chất lượng giáo dục giữa các trường trên địa bàn thành phố, tránh tình trạng chênh lệch lớn trong chất lượng giáo dục giữa các trường, chú trọng đào tạo chuyên nghiệp và học nghề, từng bước nâng cao chất lượng lao động địa phương.

* Định hƣớng chung

Nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước tăng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố. Giảm bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

* Các mục tiêu cụ thể. (đến năm 2020)

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến lớp : 85% ; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp : 95%

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi tiểu học đến lớp đúng độ tuổi 99% ; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 90%, tỷ lệ trường tiểu học được học 2 buổi trên ngày 100%.

Tỷ lệ hồn thành tiểu học 99%, tỷ lệ hồn thành THCS 98% ; tỷ lệ học sinh khuyết tật đến lớp 88%, tỷ lệ học sinh THCS được học 2 buổi/ ngày 100%

Tỷ lệ phịng kiên cố hố 100%; Tỷ lệ tốt nghiệp THCS vào THPT 90% ; tỷ lệ thanh niên, học sinh được phổ cập ngoại ngữ 90%; Tin học 60%, đào tạo nghề 45%

Để đáp ứng được yêu cầu trên đây, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Mục tiêu dài hạn để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS trong giai đoạn hiện nay là: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng. Thực hiện tốt quy trình phát triển đội ngũ cán bộ quản lý từ việc quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lí, thanh tra, kiểm tra đội ngũ cán bộ quản lý. Trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, 100% cán bộ quản lý phải đạt trình độ đào tạo chuyên mơn chuẩn và trên chuẩn, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị. Đảm bảo đội ngũ cĩ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu về đạo đức lối sống, cĩ khả năng tập hợp quần chúng, đồn kết nội bộ, tâm huyết với nghề nghiệp; hiểu biết và gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; am hiểu về tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương; cĩ trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, cĩ năng lực giảng dạy, quản lý chỉ đạo, cĩ sức khỏe, cĩ khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS ở thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2020 trƣờng THCS ở thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2020

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là nhiệm vụ quan trọng cĩ ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục vì vậy các biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phải đảm bảo phù hợp với quan điểm của địa phương về cơng tác cán bộ và những định hướng của địa phương về giáo dục và đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa

Khi sử dụng biện pháp phải biết kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trong hiện tại, những thành tựu khoa học, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác quản lý và cơng tác dạy và học, đồng thời khơng phủ nhận tất cả.

3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Để đảm bảo cho các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đề ra được đi đến thành cơng thì các biện pháp đĩ phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của các nhà trường THCS TP Hạ Long chứ khơng thể xây dựng trên các lý thuyết chung chung. Do vậy, khi xây dựng các biện pháp phải luơn tuân thủ nguyên tắc này.

3.2.4. Đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống các biện pháp phát triển đội ngũ ở trường THCS phải đảm bảo: -Thứ nhất: Bám sát mục tiêu của cấp học, trong đĩ chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Coi đây là định hướng cơ bản để đề xuất các biện pháp.

-Thứ hai: Hệ thống biện pháp phải tác động đồng bộ vào các thành tố cơ bản của quá trình quản lý phát triển đội ngũ.

-Thứ ba: Hệ thống các biện pháp khơng được mâu thuẫn với nhau, phải phát huy được sức mạnh của nhau, phải cĩ sự liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau, tạo thành một thể thống nhất, cĩ sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Một khi thực hiện đồng bộ các giải pháp tức là chúng ta đã đặt nĩ trong mối quan hệ biện chứng, khơng thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý.

3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS thành phố Hạ Long đến 2020

Để thực hiện tốt cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Hạ Long giai đoạn 2011-2020 cần phải phối hợp đồng bộ một số biện pháp để thực hiện quy hoạch. Trong phạm vi luận văn này chúng tơi đưa ra 5 giải pháp chủ yếu sau:

3.3.1 Thực hiện tốt cơng tác dự báo và xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khĩa VIII khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của cơng tác cán bộ, bảo đảm cho cơng tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động cĩ tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài ”

Với quan điểm này, muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục THCS ở địa phương trước mắt và lâu dài, chúng ta khơng thể khơng tiến hành cơng tác quy hoạch cán bộ quản lý trường THCS

Chính vì vậy, cơng tác quy hoạch cán bộ cĩ ý nghĩa rất to lớn, giúp cơng tác bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý được chủ động. Cơng tác quy hoạch cán bộ cĩ vai trị quan trọng trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

Cơng tác quy hoạch cán bộ thực chất là để cĩ kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giúp họ trưởng thành nhanh chĩng theo đúng yêu cầu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải cĩ mục đích, mục tiêu cụ thể và yêu cầu nhiệm vụ rõ ràng

Thường xuyên phải làm cơng tác quy hoạch và trong cơng tác quy hoạch cần chú ý phát triển, bồi dưỡng những giáo viên, cĩ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, cĩ năng lực chuyên mơn, cĩ uy tín trong tập thể cán bộ giáo viên ở từng đơn vị để giới thiệu tạo nguồn cán bộ quản lý kế cận, đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý

3.3.1.3. Cách tiến hành biện pháp

Hội nghị TW3 khĩa VIII đã đề ra yêu cầu: “Cán bộ chủ trì phải điều hành thực hiện quy hoạch chung về cơng tác cán bộ, đồng thời trực tiếp bồi dưỡng người kế cận thay mình. Trong một năm, phải cĩ ít nhất một lần kiểm điểm thực hiện quy hoạch của mình và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch của cấp dưới để kịp thời bổ sung, điều chỉnh”.

Trong quy hoạch phát triển cán bộ quản lý trường THCS cần chú ý cả 3 yếu tố: số lượng đội ngũ; chất lượng đội ngũ và cơ cấu đội ngũ.

Trên cơ sở các yêu cầu của cơng tác quy hoạch cán bộ, phải cĩ quy trình, biện pháp tiến hành hợp lý thì mới đạt được hiệu quả và chất lượng. Trước hết, phải cĩ các căn cứ khoa học đúng đắn, tiêu chuẩn cán bộ dể xây dựng quy hoạch cán bộ, phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ cơng chức và dự kiến đúng khả năng phát triển của đội ngũ này để xây dựng quy hoạch cán bộ.

Bố trí sử dụng cán bộ cơng chức, viên chức đã quy hoạch:

-Việc bố trí, sử dụng cán bộ cơng chức, viên chức đã quy hoạch là khâu cuối cùng của quy hoạch cán bộ. Việc sử dụng cán bộ cơng chức đã quy hoạch phải đảm bảo đủ các yêu cầu và theo đúng quy trình bổ nhiệm (trong thực tế khâu này thường sinh ra nhiều vấn đề phức tạp).

-Việc sắp xếp, bố trí cán bộ cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đĩ cĩ phụ thuộc vào kết quả phấn đấu của cán bộ, cơng chức trong quy hoạch.

Như vậy, để làm tốt chiến lược về cơng tác cán bộ, đặc biệt là cơng tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Hạ Long, điều quan trọng là phải làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển để

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2011-2020 (Trang 100 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)