Khái khoát chung về công ty

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội (Trang 32 - 35)

I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘ

1/ Khái khoát chung về công ty

*Giới thiệu chung

Công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty dệt may, có trụ sở tại 93 Lĩnh Nam, Phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Với tư các là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử trong ngành dệt may, công ty đã có một số thành tựu đáng kể, được nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao qúy, được người khách hàng đánh giá là hàng vn chất lượng cao. Công ty kinh doanh một số danh mục sản phẩm chủ yếu như vải mành, vải không dệt, sản phẩm may mặc, xăng dầu. Hiện nay doanh nghiệp có vốn điều lệ là 17 tỷ đồng, với doanh số hàng năm đạt khoảng hơn 200 tỷ đồng, có lợi nhuận. Đặc biệt công ty có một phương châm hoạt động là luôn luôn vì khách hàng, chất lượng sản phẩm là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của công ty. Chính vì vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn yêu cầu nhân viên của công ty làm việc, hoạt động theo tiêu chí đó, đặc biệt trong thời gian tới toàn thể công ty phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, phải làm cho khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.

2/Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1 Giai đoạn trước năm 1986

viên của nhà máy liên hiệp dệt Nam Định, được lệnh tháo dỡ máy móc sơ tán lên Hà Nội với tên gọi ban đầu là Nhà máy dệt chăn, địa điểm tại xã Vĩnh Tuy - Thanh Trì - Hà Nội. Sản phẩm của xí nghiệp là chăn chiên được sản xuất từ phế liệu bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định. Sau khi sơ tán lên Hà Nội xí nghiệp đã phải mua phế liệu của các nhà máy khác tại đây như Dệt 8/3, dệt Kim Đông Xuân để tiếp tục sản xuất.

Năm 1970 xí nghiệp lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông do Trung Quốc giúp xây dựng để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Cao su Sao Vàng làm lốp xe đạp.

Năm 1973 xí nghiệp đã trả lại dây chuyền dệt chăn cho Nhà máy dệt Nam Định và nhận nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt song song với dây chuyền sản xuất vải mành, từ đó sản xuất kinh doanh dần đi vào thế ổn định. Đến tháng 10/1973 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Dệt vải Công nghiệp Hà Nội với các nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như vải mành, vải bạt, sợi xe - là nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cụ thể: Vải mành dùng để sản xuất lốp xe đạp, xe máy, ôtô, vải bạt dùng để làm giầy, băng tải. Sợi xe dùng làm chỉ may công nghiệp.

Từ năm 1974 đến năm 1986 trong cơ chế quản lý bao cấp, doanh nghiệp luôn luôn đạt được những chỉ tiêu kinh tế kế hoạch do nhà nước giao, và là một trong những đơn vị tiên tiến. Tuy nhiên do bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý kinh tế bao cấp nên hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, đã có lúc làm ban lãnh đạo công ty phải nhọc tâm, trăn trở.

2.2 Giai đoạn sau năm 1986

Từ năm 1989 chuyển sang cơ chế sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường Công ty mất độc quyền buộc phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước và nước ngoài. Chính trong môi trường ấy đòi hỏi

doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh mới có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Nhận thức được yêu cầu đòi hỏi của thị trường, cũng như nhận thức được môi trường kinh doanh đã thay đổi, doanh nghiệp đã kịp thời lắm bắt cơ hội , khắc phục những yếu kém hiện tại để vững bước tiến lên.

Nhằm thực hiện quyết định 91/TTG ngày 7/3/1994 về việc thành lập tập đoàn kinh doanh, ngày 23/8/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex). Trong Tổng công ty bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội là một thành viên của Tổng công ty và được Bộ công nghiệp cấp giấy phép thành lập số 100151 từ ngày 23/8/1994.

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sản xuất cũng như trình độ quản lý. Đặc biệt từ giai đoạn sau năm 1986 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có thay đổi rõ nét. Áp dụng hình thức hạch toán kinh doanh mới đem lại hiệu quả rõ rệt, sử dụng các phương pháp, hình thức sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu góp phần vào giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

.Theo đúng kế hoạch Nhà nước đến đầu năm 2006 Công ty đã thực hiện cổ phần hoá lấy tên là “Công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội” trong đó Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Nhưng đến nay Công ty luôn cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường và khách hàng. Chất lượng sản phẩm được đánh giá bằng các huy chương vàng, bạc tại các hội chợ, triển lãm công nghiệp như:

- Vải mành cotton được cấp giấy chứng nhận chất lượng số 1 trên toàn quốc.

- Vải không dệt được tặng huy chương vàng trong hội chợ triễn lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội (Trang 32 - 35)

w