Kiến nghị 2: Tiến hành trích lập dự phòng chi phí bảo hành công trình xây

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh một thành viên cầu, phà quảng ninh_khóa luận tốt nghiệp (Trang 91 - 92)

xây lắp:

Nội dung bảo hành công trình bao gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra. Xuất phát từ các đặc điểm của ngành xây lắp là sản phẩm mang tính đơn chiếc, khối lượng lớn, giá trị sử dụng lâu dài, chỉ có thể nhận biết được chất lượng của công trình sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng, thời hạn bảo hành dài thường là 12 tháng, 24 tháng hoặc dài hơn( tùy từng công trình). Vì vậy, việc lập dự phòng về bảo hành công trình xây lắp phải được tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán chi phí trích trước). Thực tế, Công ty không trích lập dự phòng các khoản chi phí này do đó khi các khoản chi phí này phát sinh sẽ làm tăng chi phí bất thường và giảm lợi nhuận trong kỳ của Công ty. Nhằm giảm bớt và loại bỏ sự bất ổn của chi phí các kỳ sản xuất kinh doanh, “tạo nguồn” dự phòng để các chi phí này khi phát sinh không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, dự phòng rủi ro: kế toán nên tiến hành trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp.

Khi trích lập dự phòng chi phí bảo hành công trình ghi: Nợ TK 627:

Có TK 352:

Khi phát sinh chi phí bảo hành công trình: Nợ TK 621, 622, 623, 627: Nợ TK 133: Có TK 111, 112, 152: Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 154: Có TK 621, 622, 623, 627:

Khi công việc bảo hành hoàn thành, bàn giao: Nợ TK 352:

Có TK 154:

Nếu số trích lập dự phòng lớn hơn chi phí bảo hành thực tế và công trình đã hết thời hạn bảo hành thì phải hoàn nhập số dự phòng đã lập:

Nợ TK 352:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh một thành viên cầu, phà quảng ninh_khóa luận tốt nghiệp (Trang 91 - 92)