Phân tích và các hình thế thời tiết ở khu vực Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu xác định khách quan hình thế thời tiết trong các đợt mưa lớn trên khu vực miền trung từ số liệu tái phân tích jra25 (Trang 56 - 66)

Hình 3.42: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế XTNNĐ gây mưa lớn ở Trung Bộ.

3.3. PHÂN TÍCH VÀ CÁC HÌNH THẾ THỜI TIẾT Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ TRUNG BỘ

Đối với các tỉnh Nam Trung Bộ, qua phân nhóm chúng tôi thấy có tất cả 6 hình thế có thể gây mưa lớn ở nam Trung Bộ, tuy nhiên có hai hình thế là tương đối giống nhau là hình thế KKL kết hợp với nhiễu động gió E trên cao và KKL kết hợp với gió E, việc phân tích hai hình thế này có rất nhiều nét tương đồng vì thế học viên chỉ chọn phân tích hình thế KKL kết hợp với nhiễu động gió E trên cao

3.3.1 Hình thế: Không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió E trên cao.

Với bất kỳ hình thế nào, trường mặt đất cũng được xem xét trước tiên, với hình thế KKL tương tác với nhiễu động gió E trên cao, với bản đồ gió và khí áp trung bình mực mặt đất ta chỉ thấy được hình ảnh của một khối KKL, với một trung tâm gió mạnh khoảng cấp 6 trở lên ở khu vực Đông Bắc của Bắc biển Đông.

57

Hình 3.43: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế KKL tương tác với nhiễu động gió E trên cao gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

Hình 3.44: Bản đồ phân mực 850mb của hình thế KKL tương tác với nhiễu động gió E trên cao gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

Khi xem xét đến mực 850mb ngoài một trung tâm lạnh ở khu vực Quảng Châu (Trung Quốc) ta còn thấy rõ hình ảnh của một đới gió E với dạng sóng đang di chuyển vào đất liền Trung Bộ, với một vùng hội tụ gió mạnh bao trùm khắp khu vực giữa và nam biển Đông, lấn vào cả nửa miền Trung, trong đó vùng hội tụ mạnh nhất lớn hơn tồn tại ở khu vực từ vĩ tuyến 15 trở xuống.

Khi xem xét đến các mực trên cao hơn ở mực 700mb, ở khu vực từ vĩ tuyến 15 trở xuống ngoài gió E mạnh thì vẫn còn tồn tại một vùng hội tụ gió mạnh, tiếp tục xem xét đến mực 500mb, ngoài vùng ven biển nam Trung Bộ đang tồn tại một vùng hội tụ thì hấu hết các khu vực vùng hội tụ đã không còn xuất hiện, trong khi đới gió E ở rìa phía Nam của lưỡi áp cao cận nhiệt đới thì vẫn đang thổi mạnh vào khu vực nam Trung Bộ, vùng tác động của nó thu hẹp lại tập trung ở khu vực từ 10 – 140N, tương đương với các tỉnh từ Bình Định trở vào đến khu vực cực nam của tỉnh Bình Thuận.

58

Hình 3.45: Bản đồ mực 700mb của hình thế KKL tương tác với nhiễu động gió Đông trên cao gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

Hình 3.46: Bản đồ mực 500mb của hình thế KKL tương tác với nhiễu động gió Đông trên cao gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

Hình 3.47: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế KKL tương tác với nhiễu động gió Đông trên cao gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

3.3.2 Hình thế: ITCZ có KKL gây mưa cho khu vực Nam Trung Bộ.

Xem xét hình thế ITCZ có KKL gây mưa to ở các tỉnh Nam Trung Bộ tương tự với cách xem xét hình thế này gây mưa ở Bắc và Trung Trung Bộ ta có thể thấy trên khu vực phía Bắc của Trung Quốc vẫn tồn tại một lưỡi áp cao lạnh, trong khi trục của dải hội tụ nhiệt đới đã dịch chuyển dần xuống phía

59 Nam, đi khu vực vĩ tuyến 12 (tương đương với Khánh Hoà), trong đó có một vùng XTNĐ ở khu vực phía Đông của quần đảo Philippin.

Hình 3.48: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế ITCZ có KKL gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

Để xem xét kỹ hơn hình thế này thì việc phân tích các trường trên cao vẫn là lựa chọn duy nhất, khi xem xét đến mực 850mb thì sự phân bố gió về hai hướng của ITCZ đã trở lên rất rõ ràng với tín phong NE ở phần phía Bắc của ITCZ và tín phong SW ở khu vực phía Nam của ITCZ và khi xem xét đến độ hội tụ thì ta cũng có thể thấy suốt dọc từ vĩ tuyến 20 trở xuống đến tận vĩ tuyến 7 tồn tại một dải hội tụ có gió mạnh ở phần từ vĩ tuyến 15 trở xuống đến 8 độ vĩ Bắc là những vùng thể hiện độ hội tụ mạnh nhất.

Hình 3.49: Bản đồ mực 850mb của hình thế ITCZ có KKL gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

60

Hình 3.50: Bản đồ mực 700mb của hình thế ITCZ có KKL gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

Hình 3.51: Bản đồ mực 500mb của hình thế ITCZ có KKL gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

Và khi xem xét đến mực 700mb ITCZ vẫn còn duy trì, nhưng vùng hội tụ thì bắt đầu có xu hướng thu hẹp lại và đến mực 500mb thì vùng hội tụ lớn nhất xảy ra ở khu vực ven biển nam Trung Bộ.

Hình 3.52: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế ITCZ có KKL gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

61

3.3.3 Hình thế: Không khí lạnh tương tác với rãnh thấp xích đạo gây mưa lớn ở nam Trung Bộ.

Đối với hình thế KKL tương tác với rãnh thấp xích đạo gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ có thể xem xét đây là một trường hợp riêng của hình thế tương tác giữa KKL và ITCZ, chính vì thế với hình thế này KKL chỉ đóng vai trò ở mực thấp, từ mực 850mb và 700mb tác động của KKL hầu như là không còn, nhưng rãnh thấp xích đạo thì lại thể hiện khá rõ, với một vùng xoáy mạnh ở khu vực biển nam Trung Bộ, khi vùng xoáy này di chuyển vào đất liền nó sẽ là nguyên nhân gây mưa lớn ở khu vực ven biển nam Trung Bộ và khi xem xét đến các khối không khí ở mực cao hơn (mực 500mb) thì ngay cả rãnh thấp xích đạo cũng không còn thể hiện rõ mà chỉ còn là thuần tuý là những nhiễu động gió E ở rìa nam lưỡi áp cao cận nhiệt đới.

Hình 3.53: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế KKL tương tác với rãnh thấp xích đạo, gây mưa lớn ở Nam Trung bộ.

Hình 3.54: Bản đồ mực 850mb của hình thế KKL tương tác với rãnh thấp xích đạo, gây mưa lớn ở Nam Trung bộ.

62

Hình 3.55: Bản đồ mực 700mb của hình thế KKL tương tác với rãnh thấp xích đạo, gây mưa lớn ở Nam Trung bộ.

Hình 3.56: Bản đồ trung mực 500mb của hình thế KKL tương tác với rãnh thấp xích đạo, gây mưa lớn ở Nam Trung bộ.

Hình 3.57: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế KKL tương tác với rãnh thấp xích đạo, gây mưa lớn ở Nam Trung bộ.

3.3.4 Hình thế: Không khí lạnh tương tác với vùng XTNĐ phát triển lên 3000m

Cũng như các khu vực khác của miền Trung thì sự tương tác giữa KKL và vùng áp thấp ở ngay ven bờ cũng là một trong những hình thế gây mưa lớn cho khu vực nam Trung Bộ, khi xem xét bản đồ khí áp và gió mực mặt đất ta có thể thấy ở khu vực Đông Bắc biển Đông cũng đang tồn tại một trung tâm gió mạnh, khi chỉ thuần tuý trung tâm gió mạnh này thì ít có khả năng gây mưa ở Nam Trung Bộ, nhưng khi xuất hiện một vùng XTNĐ ở khu vực phía

63 Tây Bắc quần đảo Trường Sa thì sự tương tác này có thể sẽ gây mưa lớn ở nam Trung Bộ. Để xem xét thêm nguyên nhân sự tác động của hình thế này ta cần xem xét kỹ các hình thế trên cao, khi xét đến mực 850mb (hình 3.59); bắt đầu thấy xuất hiện một vùng hội tụ gió mạnh tập trung ở khu vực vĩ tuyến 170N trở xuống đến Nam bộ, trong đó khu vực từ Quảng Nam đến Bình Thuận là vùng xảy ra hội tụ gió mạnh nhất. Chính sự tương tác giữa KKL và rìa phía bắc của vùng XTNĐ đã tạo ra độ hội tụ mạnh như vậy và hệ quả của tương tác này chính là những cơn mưa lớn ở khu vực nam Trung Bộ.

Hình 3.58: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế KKL tương tác với vùng XTNĐ phát triển lên 3000m

Hình 3.59: Bản đồ phân mực 850mb của hình thế KKL tương tác với vùng XTNĐ phát triển lên 3000m.

64 Hình 3.60 : Bản đồ mực 700mb của hình thế KKL tương tác với vùng XTNĐ phát triển lên 3000m. Hình 3.61: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế KKL tương tác với vùng XTNĐ phát triển lên 3000m.

3.3.5 Hình thế: XTNĐ gây mưa ở nam Trung Bộ.

Không chỉ với Nam Trung Bộ, với bất kỳ khu vực miền Trung nào thì hình thế XTNĐ luôn là một trong những hình thế gây mưa lớn điển hình. Đối với hình thế này thì không cần XTNĐ đổ bộ vào mà chỉ cần có XTNĐ có vị trí tâm ở trong kinh tuyến 1150E là đều có khả năng gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

Về phân bố mưa lớn của hình thế XTNĐ gây mưa ở Nam Trung Bộ thường xảy ra vào giai đoạn các tháng 8, tháng 9 và tháng 10, trong đó tháng 8 là thời điểm bão thường có xu hướng đổ bộ vào miền Trung nên tần xuất gây mưa lớn của XTNĐ đối với Nam Trung Bộ cũng nhiều hơn, sang tháng 9 và 10 số lượng bão có xu hướng giảm đi, nên tần xuất gây mưa lớn ở khu vực Trung Bộ cũng giảm đáng kể và hầu như dứt hẳn vào gian đoạn tháng 11, khi phần giữa biển Đông, phía Tây kinh tuyến 1150E xuất hiện vùng XTNĐ, có

65 thể là áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Do tác động hút gió của XTNĐ đã lôi cuốn gió mùa tây nam ở vịnh Thái Lan hoạt động mạnh hơn, xâm nhập vào Nam bộ, cực nam của Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gây ra mưa vừa, mưa to trong vài ngày.

Hình 3.62: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế XTNĐ gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ. Hình 3.63: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực 850mb của hình thế XTNĐ gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ. Hình 3.64: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế XTNĐ gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ.

66

Một phần của tài liệu xác định khách quan hình thế thời tiết trong các đợt mưa lớn trên khu vực miền trung từ số liệu tái phân tích jra25 (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)