Nguyên liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH DẠNG FINGER JOINT TỪ GỖ MỠ (MANGLIETIA GLAUCA ANET) doc (Trang 43 - 45)

- Ảnh hưởng của góc đỉnh ngón

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

5.1. Nguyên liệu

5.1.1. Gỗ

Mỡ (Manglietia glauca anet) là loại gỗ có màu trắng, nhẹ (tỉ trọng ó =

0.422g/cm3), mềm, ít co rút, ít nứt nẻ, thớ mịn, tỉ lệ cellulo cao, chịu được mưa

nắng, dễ gia công…Qua các đặc điểm trên chúng tôi thấy rằng gỗ Mỡ dùng làm ván

ghép thanh là phù hợp.

5.1.2. Chất kết dính

Dùng cho sản xuất ván ghép thanh có rất nhiều loại chất kết dính phù hợp. Trong

sản xuất thường chọn chất kết dính theo các nguyên tắc sau:

- Có thời gian bảo quản dài;

- Có khả năng bôi tráng lên bề mặt vật dán dễ dàng; - Không làm biến màu hoặc phá huỷ vật dán;

- Không chứa chất độc hại cho con người và môi trường xung quanh;

Trong đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp ép nguội ở nhiệt độ môi trường (t =

20 – 300C) với nguyên liệu là gỗ Mỡ với mục đích là sử dụng cho đồ mộc thông

dụng chúng tôi chọn chất kết dính Dynolink 8000 do hãng Dynea sản xuất. Tính

chất của loại chất kết dínhnày đã trình bày ở phần trước 5.1.3. Đánh giá về sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá công nghệ sản

xuất, đánh giá xem sản phẩm có đáp ứng được mục tiêu sử dụng hay không, chúng

tôi tiến hành đánh giá một số tính chất như sau:

1) Độ ẩm ván : Qua kết quả kiểm tra và các số liệu sau khi xử lí bằng thống kê

toán cho thấy độ ẩm của ván tương đối đồng đều điều đó chứng tỏ quá trình xử lí

thanh hợp lí và tính chất của ván sẽ ổn định.

2) Khối lượng thể tích : Khối lượng thể tích của sản phẩm phụ thuộc trước hết vào

loại gõ, độ ẩm còn lượng keo tráng ảnh hưởng không đáng kể khi các mẫu được ép

cùng một chế độ ép.

Qua kết quả xử lí thống kê cho thấy gỗ Mỡ có khối lượng thể tích trung bình là 0.43g/cm3, có hệ số biến động không lớn tức là ván tương đối đồng đều về khối

lượng thể tích. Nhưng không có nghĩa là ván không có sự mất đồng đều cục bộ do

khi tạo thanh thì các thanh ở phần gốc, ngọn, giác, lõi sẽ có khối lượng thể tích khác

nhau. Ngay trên một thanh cũng xảy ra hiện tượng đó.

3) Độ bền kéo trượt màng chất kết dính : Độ bền kéo trượt màng chất kết dính

phụ thuộc vào nhiều yếu tố : loại chất kết dính, lượng chất kết dính, chất lượng bề

mặt vật dán, ẩm độ…, với đề tài của chúng tôi thì các mẫu đều thực hiện giống

nhau với các yếu tố loại chất kết dính, chế độ ép. Chúng chỉ khác ở các yếu tố : chất lượng gia công bề mặt, độ ẩm thanh, lượng chất kết dính tráng. Khi pha thanh ở

nhiều cây, thậm chí ngay cả từ một cây thì các đặc điểm của thanh cũng có thể khác

nhau như đã nói. Vì vậy số liệu thu thập có sai khác nhau, tuy nhiên theo kết quả

thấy cường độ dán dính của chất kết dính cao, chất lượng gia công bề mặt tương đối

tốt, đáp ứng được yêu cầu sử dụng.

4) Độ bền uốn tĩnh theo chiều dài thanh : chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu và

đặc biệt là độ bền mối dán. Qua quan sát các dạng phá huỷ mẫu cho thấy : khi áp

lực đủ lớn thì tất cả các mối dán đều bị phá huỷ trước. Trị số độ bền uốn tĩnh của

ván là tương đối lớn. MOR = 39.04 MPa.

5) Độ bền uốn theo chiều ngang ván : phụ thuộc vào cấu tạo gỗ khả năng bám

dính của chất kết dính vào gỗ. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy hầu hết tất cả các

mẫu đều bị phá huỷ tại mối liên kết chất kết dính. Nguyên nhân do trong quá trình

tạo thanh cụ thể là bào 4 mặt thiết bị đã không tạo được sự phẳng cần thiết cho cạnh

thanh liên kết ngang (sườn) chính vì vậy màng chất kết dính tạo ra không đồng đều.

Mặt khác trong quá trình gia công tinh thanh bị lẹm cạnh dù rất nhỏ vì vậy khi dán

chất kết dính mặc nhiên ta đã tạo ứng suất tập trung tại mối ghép.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH DẠNG FINGER JOINT TỪ GỖ MỠ (MANGLIETIA GLAUCA ANET) doc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)