Thuế.
Một cách để ép buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm đến những tác động do họ tạo ra là đánh thuế vào các cơ sở sản xuất phát sinh ra chất thải làm ô nhiễm môi trường. Việc chi trả cho hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến quyết định sản xuất và quản lý chất thải của xí nghiệp điều này đồng nghĩa với việc những phản ứng tích cực về mặt môi trường sẽ được thực hiện.
Thu phí môi trường.
Dựa trên nồng độ các chất nguy hại có trong dòng thải thải ra môi trường, chủ yếu là dựa vào nồng độ các kim loại nặng, các dung môi hữu cơ trong nước thải.
- Quy ước: đây là một phương pháp bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở mạ, đối với mọi quy mô. - Phương pháp: Người có chức trách về vấn đề môi trường địa phương (quận, huyện) sẽ định kỳ hàng tháng đến các cơ sở mạ để lấy mẫu xác định nồng độ các chất trong nước thải. Kết quả phân tích được sẽ là cơ sở để đánh giá mức phí cần phải thu, phí thu được sẽ được dùng để cải tạo nguồn nước tiếp nhận dòng thải.
- Mục đích: tạo áp lực kinh tế để các cơ sở thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải, mục đích chính của phương pháp không phải là số tiền thu được mà là để các doanh nghiệp có nghĩa vụ đối với các chất thải do mình tạo ra đồng thời cải thiện môi trường.
• Ưu điểm:
- Có tính răn đe cao đối với các doanh nghiệp, quy đúng trách nhiệm. - Cải thiện được vấn đề môi trường
- Thực hiện được nguyên tắc 3P.
• Nhược điểm:
- Yêu cầu một đội ngũ nhân lực chuyên môn có đủ năng lực.
- Cần có một cơ chế ( quy định) cụ thể để xác định mức thuế, phí thích hợp. - Yêu cầu một kế hoạch phù hợp để sử dụng khoản thu từ thuế và phí.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Mạ điện là một ngành công nghiệp có mức độ gây ô nhiễm cao không phải bởi lưu lượng hay tổng lượng phát thải mà do bởi các tác nhân chính có trong dòng thải với mức độ độc rất cao như hơi dung môi, hơi acid, khí độc từ quá trình mạ và nước thải có độ pH cao, chứa nhiều ion
kim loại nặng rất độc đối với con người và môi trường, có thể gây nên những căn bệnh hiểm nghèo ở con người như ung thư…
Bài tiểu luận này chỉ tìm hiểu tổng quát về ngành mạ điện, những kỹ thuật xử lý và biện pháp quản lý chung cho các cơ sở mạ điện, không đi sâu vào kiểm soát ô nhiễm cho một cơ sở mạ nhất định nên các biện pháp đưa ra chỉ mang tính chất chung cho ngành. Trong thực tế, tuỳ từng quy mô sản xuất, khả năng về kinh kế và kỹ thuật của mỗi cơ sở để lựa chọn một giải pháp phù hợp để xử lý.
Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở xi mạ là một biện pháp có thể giúp giảm bớt các tác nhân về môi trường đối với các cơ sở, đây là một biện pháp quản lý mà nội tại các cơ sở có thể tiến hành được bằng việc như: nguyên liệu đầu vào cần được kiểm soát tốt hơn (nhập nhưng loại nguyên liệu có chất lượng tốt, ít bị gỉ sét), quá trình lưu giữ các kim loại mạ cần được bảo quản đúng cách tránh tiếp xúc không khí ( có mái che, kim loại cần được che phủ tránh mưa), kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn ( quá trình tiếp hoá chất, nguyên liệu, hạn chế việc chạy không tải của dây chuyền sản xuất trong quá trình thay đổi vật mạ).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp (1998 –
1999). Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường TP Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn Lộc, ( 2001). Kỹ thuật mạ.
3. Công ty TNHH xi mạ Hưng Long – Các thiết bị sử dụng.
4. http://www.Google.com.vn/Bộ khoa học và công nghệ/TCVN
5. http://www.congnghemoi.com.vn