TẦM NHÌN SỨ MỆNH

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư pv2 (Trang 38 - 61)

2.1.3.1: Tầm nhìn

PV2 phấn đấu trở thành công ty một công ty bất động sản và đầu tư tài chính chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam

2.1.3.2: Sứ mệnh

PV2 cung cấp cho thị trường các sản phẩm bất động sản và dịch vụ tài chính ưu việt trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu, dựng xây giá trị và cộng hưởng lợi ích cho khách hàng, đối tác, cổ đông và cán bộ nhân viên.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Hình 1: Mô hình tổ chức công ty cổ phần đầu tư PV2 2.1.5. Ngành nghề kinh doanh

2.1.5.1. Đầu tư bất động sản

Với tiêu chí “Địa điểm và thời cơ” cùng với các mối quan hệ chặt chẽ, thông tin đa chiều và sự nhạy bén về thị trường, PV2 luôn tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài việc đầu tư trực tiếp, PV2 còn hợp tác đầu tư với các chủ đầu tư lớn khác để thực hiện các dự án có quy mô lớn tại các tỉnh, thành trên cả nước. Từ đó, PV2 đa dạng hoá hình thức đầu tư và lĩnh vực hoạt động để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Các ngành nghề kinh doanh bất động sản đăng ký:

- Lập dự án đầu tư, xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị mới , khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu giải trí cao cấp, sân golf

đã có hạ tầng

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê, thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng để cho thuê lại

- Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua

- Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua

- Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại

- Các dịch vụ: Tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản…

2.1.5.2. Đầu tư tài chính

Hoạt động đầu tư tài chính được hình thành và thực hiện trên cơ sở các đánh giá và phân tích về môi trường kinh tế vĩ mô, triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam, triển vọng phát triển kinh tế của các ngành nghề kinh tế và mục tiêu kinh doanh cụ thể của công ty.

Các hoạt động đầu tư tài chính đang được thực hiện tại PV2:

- Kinh doanh chứng khoán trên thị trường niêm yết và thị trường OTC - Repo chứng khoán

- Nhận uỷ thác đầu tư

- Hợp tác đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây2.2.1. Tình hình nguồn vốn2.2.1. Tình hình nguồn vốn 2.2.1. Tình hình nguồn vốn

Công ty cổ phần đầu tư PV2 là công ty trực thuộc tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí( PVI) nên nguồn vốn huy động của công ty chủ yếu nhận được từ PVI, ngoài ra PV2 còn huy động vốn bằng việc đi vay từ các tổ chức Ngân hàng như VIB, OCenBank…

Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của PV2 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Nợ phải trả 456684 224234 202994 Vốn chủ sở hữu 199755 394340 411497 Tổng nguồn vốn 656439 618574 614491

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán PV2)

Hình 2: Tình hình nguồn vốn của PV2

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm có xu hướng giảm nhẹ. Nợ phải trả của công ty giảm trong 3 năm trong khi vốn chủ sở hữu của công ty được tăng đều. Cụ thể nợ phải trả năm 2010 giảm 50.9% so với năm 2009 tương đương 232449 triệu đồng, năm 2011 giảm 9.47% so với năm 2010 tương đương 21241 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2010 tăng 97.4% so với năm 2009 tương đương 194585 triệu đồng, năm 2011 tăng 4.35% so với năm 2010 tương đương 17157 triệu đồng. Là một công ty mới được thành lập năm 2007

giai đoạn tình hình thị trường thế giới có nhiều biến động gây khó khăn cho việc huy động vốn của các công ty. Việc công ty liên tục tăng mức vốn chủ sở hữu là điều đáng khen ngợi.

2.2.2. Tình hình tài sản

Bảng 4: Tình hình tài sản của PV2

Đơn vi: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tài sản ngắn hạn 450634 417623 374739

Tài sản dài hạn 205805 200951 239750

Tổng tài sản 656439 618574 614491

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán PV2)

Hình 3: Tình hình tài sản của PV2

Tài sản ngắn hạn của công ty giảm nhẹ trong 3 năm. Cụ thể năm 2010 giảm 7.3% so với năm 2009 tương đương 33011 triệu đồng, năm 2011 giảm 10.26% so

với năm 2010 tương đương 42884 triệu đồng. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng trong 3 năm. Cụ thể, năm 2010 giảm 2.36% so với năm 2009 tương đương 4854 triệu đồng, năm 2011 tăng 19.3% so với năm 2010 tương đương 38799 triệu đồng.

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của PV2

Đơn vi: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng doanh thu 178032 194166 252142

Chi phí 155753 156383 213496

Lợi nhuận trước thuế 22279 37783 38646

Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu 12.51% 19.46% 15.33%

Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của PV2

Từ bảng số liệu và biểu đồ về kết quả hoạt động kinh doanh của PV2 cho ta thấy nhưng nét nổi bật sau:

Doanh thu của công ty tăng nhanh và đều qua từng năm, năm 2010 tăng 11% so vơi năm 2009, năm 2011 tăng 13% so với năm 2010. Doanh thu chủ yếu của PV2 chủ yếu đến từ đầu tư bất động sản và tài chính – hai kênh đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong gian đoạn này để đạt được mức doanh thu trên là điều đáng ghi nhận.

Chi phí cũng tăng do mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng nhiều sản phẩm dịch vụ. Chi phí tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2010 tăng 0.6%. từ năm 2010 đên 2011 tăng 36.5%. Nhưng ta thấy tốc độ tăng của chi phí không cao bằng tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ công ty làm ăn có tiến triển, biết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đồng thời ta thấy lợi nhuận của công ty cũng tăng dần qua các năm. Năm 2010 tăng 68% so với năm 2009, năm 2011 tăng 2.7% so với năm 2010. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta thấy tuy chi phí có tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn cao chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả.

2.3: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư PV2 2.3.1.Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn cố định

Mặc dù không chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn tài sản của công ty. Nhưng TSCĐ cũng không kém phần quan trọng TSCĐ là khoản đầu tư nhằm mục đích sử dụng lâu dài của công ty TSCĐ góp phần tạo ra doanh thu, lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn đầu tư của công ty. Chúng ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần đầu tư PV2

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009Năm 2011/2010Năm

% Chên

h lệch %

Chênh lệch 1. VCĐ bình quân 105122 117447 118173 11.7 12325 0.62 726 2. Doanh thu thuần 123629 128647 196908 4.06 5018 53 68261 3. Lợi nhuận trước thuế 22279 37783 38646 69.6 15504 2.3 863 4. Hiệu suất sd VCĐ (2/1) 1.18 1.1 1.67 -6.8 -0.08 51.8 0.57 5. Hàm lượng VCĐ (1/2) 0.85 0.91 0.6 7 0.06 -34 -0.31 6. Doanh lợi VCĐ (3/1) 0.21 0.32 0.33 52.4 0.11 3.1 0.01

( Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)

VCĐ bình quân trong một kỳ là bình quân số học của vốn cố định có ở đầu kỳ và cuối kỳ (Vốn cố định đầu kỳ hoặc cuối kỳ là hiệu số của nguồn giá tài sản cố định có ở đầu kỳ hoặc cuối kỳ)

2.3.1.1 Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định

Một công ty bước vào kinh doanh với không ngoài mục đích là lợi nhuận. Lợi nhuận mới đảm bảo cho công ty có thể hoạt động và phát triển được. Một doanh nghiệp có doanh thu nhiều doanh thu cao chưa hẳn là biểu hiện tốt mà trong hoàn cảnh nào phải phù hợp.

Liên quan đến mức doanh lợi vốn cố định là lợi nhuận, trước khi nghiên chỉ tiêu mức doanh lợi VCĐ chúng ta nghiên cứu về lợi nhuận trước thuế và VCĐ bình quân.

Về VCĐ bình quân chúng ta thấy mức tăng giảm VCĐ bình quân đều, năm 2010 tăng 11,7% tương đương với 12325 triệu đồng. Sang năm 2011 VCĐ bình quân tăng 0.62% tương đương tăng 726 triệu đồng. Mức tăng này một phần là do

lên và công ty nhận được nhiều công trình mới đòi hỏi cần nhiều máy móc, thiết bị để đáp ứng đúng tiến độ thi công nên công ty đã mua sắm thêm TSCĐ dẫn đến năm 2011 VCĐ bình quân tăng lên nhưng chậm.

Qua bảng số liệu trên nhìn chung lợi nhuận trước thuế là qua 3 năm đều tăng, năm 2010 tăng 69.6% tương đương số tiền 15504 triệu đồng so với năm 2009. Sang năm 2011 mức tăng là 2.3% tương đương 863 triệu đồng một con số đáng mừng. Năm 2009 mức lợi nhuận trước thuế là 22279 triệu thì dến năm 2011 là 38646 triệu đồng. Qua đó cho ta thấy được công ty đang trên đà phát triển, lợi nhuận ngày càng cao.

Bên cạnh lợi nhuận trước thuế tăng nhanh, trong khi vốn cố định bình quân tăng chậm hơn. Vì vậy mức doanh lợi vốn cố định ngày càng tăng năm 2010 tăng 52.4% so với năm 2009 tương ứng 0.11 đồng, năm 2011 tăng 3.1% so với năm 2010 tương ứng 0,01 đồng. Chúng ta có thể thấy:

Năm 2009 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận. Năm 2010 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,32 đồng lợi nhuận. Năm 2011 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,33 đồng lợi nhuận tăng 3.1% so với năm 2010. Qua 3 năm hoạt động của mình, công ty đã thu được lợi nhuận trước thuế khá cao, so với kinh doanh để đạt được thành công đó, công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả. Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bằng việc ra đời nhiều công ty, công ty đã chuyển nhượng một số máy móc, kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả chưa cao bằng việc đầu tư mua sắm thêm các máy móc thiết bị mới hiện đại, có thời gian hoạt động sản xuất nhanh và hiệu quả. Vì vậy mà công ty đã bước đầu thành công.

2.3.1.2 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định của công ty qua 3 năm ta thấy ở mức trung bình chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 giảm 6.8% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng 51.8% so với năm 2010. Công ty cần phải có biện pháp phù hợp và hiệu quả để vừa duy trì như tốc độ tăng năm 2011. Bằng những biện pháp chiến lược công ty cần đẩy cao chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao càng tốt. Chỉ tiêu này càng cao thì việc đầu tư vốn cố định mới hiệu

quả.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm cho ta biết:

Năm 2009: trung bình một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1.18 đồng doanh thu. Năm 2010 trung bình một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,1 đồng doanh thu. Năm 2011 là 1,68 1.67 đồng doanh thu.

Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định tăng trong giai đoạn 2009-2011. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Ta thấy doanh thu thuần tăng nhanh trong khi vốn cố định bình quân, tăng lên chậm và đang có xu hướng giảm dần. Vì vậy chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định ngày càng được tăng lên cho thấy sự sáng suốt trong bộ máy quản lý của công ty đã chấp nhận mạo hiểu thanh lý một số máy móc lỗi thời lạc hậu thay vào đây là những thiết bị hiện đại và kết quả thu được thật đáng mừng cho công ty.

2.3.1.3 Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định.

Chỉ tiêu này ngược với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Lượng vốn cố định cần đầu tư để thu thêm được một đồng doanh thu năm 2009 là 0.85 đồng. Năm 2010 là 0.91 đồng và năm 2011 là 0.6 đồng. Quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần đầu tư PV2 trong 3 năm qua mặc dù mới bước vào thương trường chưa lâu nhưng công ty đã bước đầu gặt hái được sự thành công, công ty làm ăn ngày càng hiệu quả, để gặt hái được những thành công bước đầu một phần cũng nhờ sự chỉ đạo tài tình cùng với đội ngũ cán bộ tài năng đầy trí tuệ, với sự hào hứng của tuổi trẻ. Năm 2012 công ty đề ra nhiều mục tiêu để phấn đấu.

2.3.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Trong cơ cấu tổng tài sản nhìn chung tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng đần qua các năm. Việc công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không thì TSLĐ tác động rất lớn vào quá trình hoạt động đó của công ty… Đánh giá việc sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản lý nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng vốn của mình có hiệu quả hay không và có những biện pháp cho những năm tiếp theo. Chúng ta nghiên cứu bảng số liệu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu tư PV2 trong 3 năm 2009 -2011

Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 % ± % ± 1.VLĐ bình quân 450634 417623 374639 -7.3 -33011 -10.3 -42984 2.DT thuần 123629 128467 196608 3.9 4838 53 68141 3.LN trước thuế 22279 37783 38646 69.6 15504 2.3 863 4.Số vòng quay VLĐ (2/1) 0.27 0.31 0.52 14.8 0.04 67.8 0.21 5.Mức đảm nhiệm VLĐ 3.7 3.2 1.9 -13.5 -0.5 - 40 -1.3 6.Doanh lợi (3/1) 0.05 0.09 0.1 80 0.04 11.1 0.01

( Báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011 Phòng : Tài chính tài chính kế toán)

VLĐ bình quân trong một kỳ là bình quân số học của VLĐ có ở đầu kỳ và cuối kỳ.

2.3.2.1. Chỉ tiêu số vòng quay VLĐ

Trong một công ty VLĐ quay được càng nhiều vòng trong một năm càng tốt. Tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại số vòng quay VLĐ càng ít thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng kém. Chính vì tâm quan trọng như vậy nên các nhà quản trị cần tích cực đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động lên.

Thông qua bảng trên trong năm 2009 chỉ trên này thấp nó chỉ quay 0,27 vòng /năm. Bước sang năm 2010, chỉ tiêu này tăng lên trung bình 0.31 vòng/năm, chỉ tiêu trên này tiếp tục tăng lên trong hai năm 2011. Mức tăng lên là do công ty đã nhận được nhiều công trình mới dẫn đến vòng quay vốn lưu động ngày một tăng lên. Mặc dù vậy so với các công ty khác thì chỉ tiêu này chỉ ở mức hạn chế mà thôi. Khi vòng quay VLĐ thấp thì VLĐ sẽ bị ứng đọng không linh động, nó ảnh hưởng

tới hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể phân tích kỹ hơn về chỉ tiêu này như sau.

Năm 2009 vốn lưu động luân chuyển được 0.27 vòng, số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động là 1460 ngày. Năm 2010 vốn lưu động luân chuyển được 0.31 vòng, số ngày một vòng luận chuyển vốn lưu động là 1177 ngày. Năm 2003 vốn lưu động luân chuyển được 0.52 vòng, số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động là 702 ngày.

Qua phân tích cho chúng ta biết được sự hợp lý chủ sáng tạo của đội ngũ cán bộ công ty đang đi đúng quỹ đạo, mặc dù chỉ tiêu này còn thấp. Nhưng đối với công ty như vậy là tạm được vì nó còn phụ thuộc với tình hình kinh tế của công ty. Nó

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư pv2 (Trang 38 - 61)

w