Những phận “lá vàng” thôi kiếp du cư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG TỈNH (Trang 26 - 28)

thôi kiếp du cư

Xuân Thi

Tập quán du canh, du cư khiến người đời gắn cho dân tộc La Hủ cái “đặc danh” Dân tộc Lá Vàng. Cuộc sống, làng bản của họ gắn với sự di rời của từng mùa nương, rẫy, qua từng trảng đồi, sườn núi. Đến nơi ở mới, khi những phiến lá lợp trên căn nhà “mới” của họ ngả vàng cũng là lúc cuộc du cư bắt đầu. Kiếp du cư khiến họ “giầu” kinh nghiệm vượt núi, đào củ, đặt bẫy

nhưng lại đói cái bụng và nghèo cái đầu. Thật may, những phận lá

vàng tôi gặp đã sớm thoát kiếp du cư.

29

28 29

28

ngày ấy chỉ biết trọc lỗ, tra hạt bằng những giống ngô, giống lúa đã được truyền từ ngàn đời cha ông họ cứ trồng rồi bỏ ống cất đi làm giống vụ tiếp theo nên cây ngô cứ tong teo cả dáng lẫn bắp, cây lúa cũng lẳng khẳng cả ré lẫn thân. Nhìn những trảng lúa, nương ngô đó có thể hình dung ra nền kinh tế liêu xiêu của đồng bào. Chưa hết, cái đói, cái nghèo vẫn có cớ bủa vây bà con khi họ canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào sự hào sảng của bà mẹ tự nhiên mà bấy nay họ bấu víu. Nhưng thiên nhiên có phải lúc nào cũng phóng khoáng để cho đồng bào những vụ bội thu.

Từ lúc khai sinh đến khi về với đất như chiếc lá vàng, đồng bào nơi ấy chỉ biết đến một đấng siêu nhiên vô hình nào đó ban tạo, nhào nặn nên những bệnh tật, ốm đau. Y học hiện đại với thuốc kháng sinh là thứ gì đó mơ hồ đến xa xỉ. Lúc đó, khi “tìm” thấy đồng bào chúng tôi còn nhớ nhiều người rất sợ ma bởi ma không chỉ vô hình mà còn hiện hữu trong những đận ốm thập tử nhất sinh thậm chí là cướp đi sinh mạng của rất nhiều người khi “ma rừng nhập” khiến cái rét cứ từng bụng rét ra, đống lửa, chăn sui chẳng thể làm ấm thêm tí tẹo. Chẳng ai đếm được hết đã có bao nhiêu người bị “ma rừng” bắt đi!

Trẻ con hồi ấy, bài học duy nhất hàng ngày là kiếm cho được miếng ăn. Từ khi sinh ra chúng chỉ được cha mẹ truyền cho ngôn ngữ còn chữ viết hoặc chữ quốc ngữ là điều xa xỉ. Không có chữ, đến cả tấm giấy khai sinh bà con cũng không có. Thứ họ rủng rỉnh nhất, thừa thãi nhất ấy là đói nghèo, là bệnh tật. Một đời người khi ấy như thể chỉ “tuần hoàn” quanh vụ tra hạt và chạy đua theo sắc lá cho đến khi nó chuyển vàng để rời sang nơi mới…

“Thả neo cuộc đời”

Có lẽ cuộc sống của gần 40 nóc nhà ở Nậm Pặm sẽ mãi quẩn quanh với sự thiếu thốn về vật chất và thiếu cả những ước mơ nếu không có một sự kiện mang tính lịch sử - lập bản. 10 năm trước, xót lòng trước cuộc sống của

bà con, Đảng đã có chủ trương, Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện Mường Tè là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ định canh định cư cho đồng bào, xây dựng bản Nậm Pặm, xây dựng lại cả những kiếp người khốn khó, đem đến cho họ không chỉ cơm ăn áo mặc mà còn cả những ước mơ… Nhưng để thay đổi những điều được liệt vào hàng thâm căn cố đế không phải nói là làm được. Ông Tống Văn Viện - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Tè kể: Vận động bà con rất khó vì họ chưa tin rằng có ai lại tốt đến mức làm nhà, làm bể nước, làm đường… cho bà con. Họ cũng lo rằng họ không có kỹ năng sống định canh, không tin rằng ruộng nước thâm canh có thể thay được nương mới, du canh. Một điều lo lắng vô hình khác ấy là đây là sự chuyển rời chưa có tiền lệ và họ e dè. Có hộ vận động về bản rồi lại chuyển đi vì chưa quen. Có hộ cán bộ đến vận động thì bỏ trốn vào rừng… Cuộc dựng bản Nậm Pặm có lúc tưởng chừng đi vào ngõ cụt.

Xác định mấu chốt vấn đề nằm ở sự tin tưởng nên việc xây dựng các hộ đầu tiên mang tính chất hạt nhân rất quan trọng nên UBND xã Mường Tè đã hạ quyết tâm phải dựng bằng được bản Nậm Pặm để đưa đồng bào về sống tập trung. Lúc ấy đã có hàng trăm ngày công của nhân dân các bản trong xã tình nguyện giúp đồng bào La Hủ ở Nậm Pặm ổn cư bằng việc vận chuyển vật liệu xây dựng nhà cửa, xây dựng đường giao thông thậm chí là giúp đồng bào khai hoang ruộng nước. Ông Pờ Go Xa - một trong những hộ đầu tiên quyết tâm đoạn tuyệt với cuộc sống du cư, “neo đậu” cuộc đời tại bản mới nhớ lại: Du canh du cư khổ lắm! Cả nhà phải chen trúc trong một căn lều bé tí. Cơm không đủ no. Ăn bữa sáng phải tính chuyện kiếm ăn cho bữa chiều. Áo không đủ ấm nên quanh năm co ro bên bếp lửa. Ốm đau thì không có thuốc, trẻ con lớn lên cứ tự nhiên như cây măng trong rừng, gió đẩy đi đâu thì xuôi hướng ấy. Nhưng cái khổ nhất là không nhận ra mình khổ nên cứ ở trong cái vòng thôi miên ấy mãi không ra được. Về bản mới có nhà, có đường, nước được đưa về tận đầu bản

31

30 31

30

không phải ra suối lấy. Được Nhà nước cho giống lúa, giống ngô lại được Đảng cử cán bộ đến tận nơi dạy chúng tôi làm ăn sao cho khấm khá. No cái bụng là quý lắm rồi nhưng quý hơn là bọn trẻ được học hành, biết khát khao và ước mơ. Người La Hủ ở Nậm Pặm này đã có tương lai rồi! Như dòng nước biết xuôi về chỗ trũng, những hộ dân còn lưu lạc trong rừng dần dần rồi cũng tìm về với bản, dưới sự trở che của Đảng, chính quyền và cộng đồng để lập nên bản Nậm Pặm trù phú bây giờ…

Đến nay, sau 10 năm ổn cư, quá khứ đói nghèo, lạc hậu đã dần đi vào cổ tích. Nhờ sự chăm lo tận tình của Đảng, Nhà nước và sự tự lực vươn lên mà bản Nậm Pặm đã có đến gần 5ha đất nông nghiệp để trồng ngô, lúa nương, lúa nước. Bà con cũng biết chăn nuôi để lấy sức kéo và cải thiện đời sống. Đáng mừng hơn, việc chăn dắt đã thay cho chăn thả, đồng bào đã có đến 2ha cỏ voi cho đàn gia súc. “Có

địa chỉ” cụ thể, các dự án, chương trình của Nhà nước đã đến được với đồng bào qua con đường, kênh mương, đường ống nước và đặc biệt là nhà lớp học cho học sinh. Tiếng trẻ ê a đánh vần của ngày hôm nay cách đây 10 năm là điều xa lắc. Nhận ơn của Đảng, hiểu về xứ mạng vinh quang của Đảng, những công dân của Nậm Pặm đã phấn đấu thay đổi mình để đến hôm nay, từ chỗ trắng đảng viên Nậm Pặm đã thành lập được chi bộ. Có Đảng dẫn đường cuộc sống của bà con sẽ ngày càng khấm khá hơn.

Ông Thàng Hừ Đô - Trưởng bản Nậm Pặm trầm ngâm, đúc rút: “Nếu không có ổn cư có lẽ chính tôi cũng không thể hình dung đến cuộc sống ngày hôm nay của bản”. Và như thế, Nậm Pặm mãi chỉ là tên một con suối lạnh lẽo chứ không thể mang trong mình huyền tích về một bản làng đang từng ngày khởi sắc như hôm nay.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng 2 giống lúa

TT Chỉ tiêu Đv tính Khẩu Ký Nếp Tan

1 Tinh bột G 78 712 Amylose % 26 8

Một phần của tài liệu Nghiên cứu: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG TỈNH (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)