Giống lúa Khẩu Ký và Nếp Tan Co Giàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG TỈNH (Trang 25 - 26)

và Nếp Tan Co Giàng

Thu Loan

29

28 29

28

Cuộc đua theo sắc lá

Chưa thấy ai giải thích thỏa đáng cái tên Lá Vàng khi gán cho người La Hủ. Có người cho rằng khi du canh theo những trảng nương mới, người La Hủ dựng một căn nhà (túp lều) mới và mái nhà lợp bằng lá cây rừng. Khi lá trên mái vàng cũng là lúc đồng bào chuyển chỗ ở. Lại có người cho rằng, cuộc sống, làng bản của người La Hủ tính theo những mùa cây trút lá. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch thường là một năm, thời điểm cây rừng trút lá trước mùa đông là thời điểm bà con rút lều, bỏ nương

chuyển đến miền đất mới… Dù giải thích thế nào thì cuôc sống du canh, du cư của đồng bào cũng chỉ có chung một hoàn cảnh ấy là đói, nghèo, lạc hậu và thậm chí là tụt hậu.

Cách đây vừa chẵn thập niên, trước khi bản Nậm Pặm (xã Mường Tè - Mường Tè) được thành lập đồng bào La Hủ ở đây (bản Nậm Pặm - xã Mường Tè ngày nay) sống tản mát, di dịch cư liên miên khắp khu vực đầu nguồn suối Nậm Pặm, thác Táng Thủm (thuộc địa phận xã Mường Tè bây giờ). Ngày ấy, khi cán bộ “tìm” được đồng bào bên những trảng nương đã qua mùa thu hoạch, những

chiếc lều đã rục rịch chuyển đi. Trong sự đói nghèo tơ tướp ấy, hình ảnh về sự tàn tạ của một nền kinh tế sống nương cậy hoàn toàn vào mẹ thiên nhiên và đặc biệt là những ánh mắt trẻ thơ đói khát đã khiến nhiều người không thể cầm lòng. Chúng đói khát cả trong nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của từ. Đói cái bụng, đói cả cái đầu và khi ấy người La Hủ ở Nậm Pặm chắc cũng chẳng có nhiều ước mơ khi được toại nguyện

bát cơm đầy và cái bụng no.

Cũng chẳng có gì là khó hiểu khi bà con đói, nghèo, khốn khó như vậy. Cuộc sống gần như biệt lập với thế giới văn minh lại liên tục du canh du cư nay đây mai đó thì thật khó để tạo được một nền tảng kinh tế bền vững. Sống biệt lập cũng có nghĩa là sợi dây liên lạc với khoa học kỹ thuật, với những cây trồng mới, con vật mới, những hướng canh tác mới gần như mong manh đến vô hình. Gần 40 hộ dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG TỈNH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)