Đặc điểm kinh tế xã hội trong khu BTTN Na Hang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc sinh khối và tích lũy cacbon của thảm cây bụi tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang (Trang 36 - 87)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội trong khu BTTN Na Hang

2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

2.2.1.1 Dân số, dân tộc

- Dân số, dân tộc các xã trong khu BTTN Na Hang:

+ Trong khu BTTN Na Hang hiện có 1.987 hộ (chiếm 21,1% số hộ toàn huyện), gồm 9.183 nhân khẩu (chiếm 21,5% nhân khẩu toàn huyện) thuộc 32

thôn bản của 4 xã. Thành phần dân tộc ở đây có 4 dân tộc chính là Tày 4.561 người (chiếm 49,6%), Dao 2.997 người (chiếm 32,6%), H’mông 926 người (chiếm 10,1%) và Kinh 653 người (chiếm 7,1%); ngoài ra còn có các dân tộc khác như Cao Lan, Hán 46 người (chiếm 0,5%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của các xã nằm trong khu bảo tồn là 1,24%;

các dân tộc sống đoàn kết, gắn bó và cư trú theo từng thôn bản

+ Trong vùng lõi của khu BTTN Na Hang thuộc địa bàn 03 xã có 05 thôn bản: Xã Khâu Tinh có thôn Tát Kẻ và bản Nà Tạng thuộc thôn Khau Tinh (do dân số thấp nên mới ghép), xã Sơn Phú có thôn Nà Cọn, và thôn Phia Trang, xã Thanh Tương có thôn Bản Bung; hiện còn 273 hộ với 1.341 nhân khẩu sinh sống. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong khu bảo tồn.

2.2.1.2.Lao động, việc làm

Tổng số lao động trong khu BTTN Na Hang có 6.170 lao động, trong đó: Nam 3.157 người, nữ 3.013 người; lao động sản xuất nông lâm nghiệp có 5.936 người (chiếm 96,2% tổng số lao động trong vùng) và sản xuất phi nông nghiệp 234 người. Trong vùng hiện có 1.928 hộ sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, 2 hộ sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản và 57 hộ làm các ngành nghề khác như các nghề dịch vụ, thương mại.

2.2.2.Tình hình kinh tế, xã hội trong khu BTTN Na Hang

2.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Nằm trong Khu BTTN Na Hang có 1.421 ha đất SXNN, chiếm 3,84% diện tích tự nhiên toàn khu, gồm:

- Đất trồng lúa 611,6 ha; - Đất trồng ngô 432 ha;

- Đất trồng cây hàng năm 359 ha; - Đất trồng cây lâu năm 18,7 ha.

Diện tích đất SXNN bình quân 1.547 m2/người, trong đó: Đất trồng lúa bình quân 666 m2/người, đất trồng ngô bình quân 470 m2/người; đem lại mức bình quân lương thực quy thóc đạt 467 kg/người/năm.

Ngoài trồng trọt các hộ gia đình trong vùng còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá... cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ và một phần bán ra thị trường.

Thu nhập đời sống bình quân toàn vùng đạt 4,7 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong 4 xã thuộc Khu bảo tồn là 60%.

Kết quả điều tra cho thấy: Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính của nhân dân các dân tộc khu bảo tồn, thu nhập chủ yếu từ canh tác nông lâm nghịêp, chăn nuôi. Với các loài cây lương thực chính là lúa, ngô... và một số loài cây khác được nhân dân trong vùng trồng như: Khoai, Sắn, Đỗ, Lạc, Mía...nhưng không đáng kể; sản phẩm nông nghiệp chỉ mang tính tự cung tự cấp là chính chưa trở thành hàng hóa nên đời sống của người dân các dân tộc trong khu BTTN còn rất nhiều khó khăn và nhiều hộ gia đình còn thiếu đất sản xuất, đặc biệt ở các thôn bản nằm sâu trong khu BTTN, một số hộ còn thiếu đói từ 1 đến 2 tháng. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ gia đình vẫn còn sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như: Khai thác song mây, dược liệu, lấy nấm, củi, săn bắn, ... Điều này tạo ra áp lực rất lớn đối với tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng.

2.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là quản lý bảo vệ tài nguyên rừng hiện có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng của chương trình 327, Dự án 661 và trồng rừng sản xuất bằng vốn tự có và vốn hỗ trợ của Nhà nước. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang vừa là đơn vị thực hiện chức năng quản lý bảo vệ rừng, đồng thời kiêm là Ban quản lý Dự án rừng đặc dụng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện và được sự tham gia tích cực của nhân dân các dân tộc trong vùng đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. Kết quả sản xuất lâm nghiệp đã thực hiện:

- Bảo vệ chặt chẽ tài nguyên rừng hiện có, duy trì được các chốt tuần rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thực hiện tốt mục tiêu giữ rừng tận gốc.

- Duy trì công tác bảo tồn loài động vật đặc hữu Voọc mũi hếch.

- Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng được 24.175 lượt người. Vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Đã tham mưu với chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp cho 283 hộ với diện tích 735 ha.

- Từ năm 2000 đến nay đã phát hiện và xử lý 650 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Phát triển rừng:

+ Trồng mới được 1.230 ha rừng, trong đó: Chương trình 327 trồng được: 252,4 ha, Dự án 661 (từ năm 1999 đến 2010) trồng được 589,3 ha, năm 2011 trồng theo chương trình mục tiêu (Bảo vệ và phát triển rừng) được 388,3 ha và thực hiện chăm sóc, bảo vệ được 4.794,9 ha lần diện tich rừng đã trồng.

+ Khoanh nuôi tái sinh chu kỳ 2001-2005, diện tích thành rừng được 975,7 ha. + Tổng vốn Chương trình 327 và Dự án 661 đã thực hiện 8.855,5 triệu đồng. Mặc dù, thu nhập từ kinh tế rừng tuy chưa nhiều, song, cũng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

- Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả.

Ngoài ra, khu BTTN Na Hang còn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như Quỹ Môi trường toàn cầu thông qua Dự án PARC và Dự án bảo vệ Voọc mũi hếch về xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng.

Với sự nỗ lực trên, độ che phủ của rừng trong khu bảo tồn ở ngưỡng khá cao (đạt 82,38%, cao hơn độ che phủ chung toàn huyện năm 2011 là 11,88%); các loài động thực vật quý hiếm được bảo tồn, phát triển. Nhiều

khu rừng tự nhiên được bảo vệ nguyên vẹn gần như nguyên sinh, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm và phòng hộ đầu nguồn.

2.2.2.3. Cở sở hạ tầng

- Mạng lưới giao thông: Tuyến đường Quốc lộ 279, tỉnh lộ 176,

tuyến đường thủy lòng hồ thủy điện Tuyên Quang là các tuyến đường có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện cũng như của các xã trong khu bảo tồn, hiện đã có 64 km đường ôtô từ huyện đến trụ sở xã, trong đó đã rải nhựa 32 km. Ngoài ra còn có các tuyến đường huyện lộ; đường liên thôn, liên xã; đến nay, hầu hết các xã và các thôn bản có đường ôtô đến trung tâm. Tuy nhiên, chất lượng đường kém nên ảnh hưởng đến việc đi lại và giao lưu sản phẩm hàng hóa của nhân dân các dân tộc trong vùng.

- Thuỷ lợi: Hệ thống thủy lợi của các xã trong khu bảo tồn đã và đang

từng bước được củng cố và phát triển. Hiện đã có 78 công trình thuỷ lợi đầu mối, trong đó có 33 công trình xây dựng kiên cố, cùng với hệ thống kênh mương với 58 km được xây dựng đã cung cấp tưới nước cho đồng ruộng, đảm bảo diện tích tưới chắc được 163 ha. Mục tiêu đến năm 2015, các xã trong vùng sẽ thực hiện xây mới 7 công trình thuỷ lợi và 20 km kênh mương để nâng diện tích tưới chắc lên 349 ha.

- Mạng lưới điện - Bưu chính viễn thông: Toàn bộ các xã trong vùng

đều đã có điện lưới quốc gia; do có nhiều thôn, bản ở quá xa trung tâm xã nên hiện mới có 22/32 thôn với 1.206 hộ dân được dùng điện lưới. Tuy nhiên, đường dây tải điện còn yếu, và thường xảy ra mất điện. Mạng điện thoại di động được phủ sóng đến tất cả các xã, mật độ điện thoại đạt 62 máy/100 dân.

2.2.2.4.Y tế – Giáo dục

Toàn vùng có 4 trạm y tế xã và 100% các thôn có cán bộ y tế thôn, bản. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo, thiếu cán bộ y tế có năng lực và chuyên môn cao. Hoạt động chủ yếu của các trạm y tế chỉ đáp ứng chữa trị một số bệnh thông thường và tuyên truyền để giúp cho bà con chống lại các bệnh dịch.

Toàn vùng có 4 trường trung học cơ sở và 22 trường tiểu học và 21 lớp học mầm non. Hàng năm, huy động từ 98% trở lên học sinh trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên, cộng đồng người H’Mông, Dao, tỉ lệ học sinh đi học còn thấp; hiện có một số thôn chưa có lớp học, học sinh phải đi bộ khoảng 4-5km để đến trường; trang thiết bị phục vụ học tập còn thiếu thốn như: Bàn, ghế, bảng học, dụng cụ trực quan...

* Tóm lại: Tình hình kinh tế xã hội trong khu BTTN, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Đời sống nhân dân còn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao, một số thôn còn thiếu đất sản xuất, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Nguyên nhân của sự đói nghèo là do thiếu vốn sản xuất, thiếu chuyên môn, trình độ lao động thấp và thiếu thị trường... Bởi vậy, vấn đề đầu tư cho các chương trình để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân nhằm giảm thiểu đến mức tối đa các hoạt động xâm hại đến rừng trong khu BTTN là những cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện tốt việc bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật quý giá của Khu BTTN Na Hang.

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Một số trạng thái thảm cây bụi trong Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

3.2.Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan tài liệu: Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu BTTN Na Hang .

- Nghiên cứu một số đặc điểm thảm cây bụi vùng nghiên cứu tại khu BTTN Na Hang

- Nghiên cứu sinh khối tươi của thảm cây bụi tại khu BTTN Na Hang - Nghiên cứu sinh khối khô của thảm cây bụi tại khu BTTN Na Hang - Nghiên cứu lượng cacbon tích luỹ trong thảm cây bụi tại khu BTTN Na Hang

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1. Điều tra thu thập số liệu

Chuẩn bị: Tham quan sơ thám hiện trường, xác định địa điểm nghiên cứu. Điều tra ngoại nghiệp: Điều tra ngoài thực địa được thực hiện theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC).Trên tuyến điều tra bố trí OTC 100m2

để thu thập số liệu. Chọn 3 địa điểm là thảm cây bụi, mỗi địa diểm lập 3 ô tiêu chuẩn có diện tích 100m2

(10mx10m) đại diện cho các trạng thái thảm cây bụi nghiên cứu; Trong ô tiêu chuẩn lập 9 ô dạng bản (ODB) mỗi ô có diện tích 4m2 (2mx2m). Mỗi địa điểm có tổng số ODB là: 3 OTC x 9 ODB = 27 ODB. Tổng số OTC là: 3 OTC x 3 địa điểm = 9 OTC. Tổng số ODB là: 3 OTC x 3 địa điểm x 9 ODB/OTC = 81 ODB để thu thập số liệu (Hình 3.1)

* Cách bố trí ô tiêu chuẩn

Hình 3.1: Sơ đồ ô tiêu chuẩn và ô dạng bản

Thu thập số liệu về hiện trạng thảm cây bụi:

- Trên tuyến điều tra bề rộng 2m điều tra tất cả cây dọc theo hai bên tuyến.Trong OTC thu thập số liệu về độ che phủ,cấu trúc thảm thực vật, thành phần và mật độ các loài cây.Trong ODB và tuyến điều tra đánh giá độ che phủ của cây bụi. Những loài cây chưa biết tên thu mẫu để giám định tên loài.

Thu thập về số liệu về sinh khối:

- Trong ODB chặt cây ở vị trí sát mặt đất, đào lấy toàn bộ rễ (đào và gỡ đất dùng nước rửa, phun làm lộ toàn bộ phần rễ), sau đó phân chia thành các các bộ phận: thân, rễ, cành, lá sau đó cân để xác định sinh khối tươi. Đối với các loài ưu thế, số liệu thu thập được ghi riêng cho từng loài; các loài còn lại ghi chung theo theo từng bộ phận. Trộn đều mẫu trong các ODB, cân lấy mỗi bộ phận ít nhất 500g để phơi xác định sinh khối khô.

- Trong ODB thu toàn bộ thảm mục cân để xác định trọng lượng trong mỗi ô. Sau đó trộn đều mẫu thu được của 9 ODB trong OTC, cân lấy ít nhất 500g để phơi khô xác định trọng lượng khô.

3.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Xác định tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi: Sau khi phân loại thành các

bộ phận thân cành , rễ, lá và thảm tưoi sấy mẫu bằng tủ sấy ở nhiệt độ 1050

C tiến hành cho đến khi trọng lượng không đổi thì đó chính là trọng lượng khô của mẫu. Tỷ lệ sinh khối khô/ sinh khối tươi của mẫu vật được tính theo công thức:

10 m

K (%) =1- (FW- DW

FW).100

Trong đó:

K là tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi (%) FW là trọng lượng tươi của mẫu

DW là trọng lượng khô kiệt của mẫu.

+ Sinh khối khô của từng bộ phận lá, thân cành, rễ, cỏ, thảm mục sẽ

được tính theo công thức sau:

TDM(l) =TFW (L)* K(l) TDM(tc) =TFW (tc)* K(tc) TDM(r) =TFW (r)* K(r) TDM(c) =TFW (c)* K(c) TDM(tm) =TFW (tm)*K(tm) Trong đó:

TDM(l), TDM(tc), TDM(r), TDM(c), TDM(tm) là sinh khối khô trung bình của lá, thân cành, rễ, cỏ và thảm mục (tấn/ha).

TFW(l), TFW (tc), TFW (r), TFW (c), TFW (tm) là tổng sinh khối tươi của lá, thân cành, rễ, cỏ và thảm mục đo đếm trong OTC (tấn/ha).

K(l), K(tc), K(r), K(c), K(tm) là tỷ lệ sinh khối khô/ sinh khối tươi của lá, thân cành, rễ, cỏ và thảm mục (%).

+ Tổng sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi (TDB) được tính như sau:

TDB tấn/ha = TDM(l) +TDM(tc) +TDM(r) +TDM(c) +TDM(tm)

- Xác định hàm lượng cacbon: hàm lượng cacbon (CS) trong sinh khối

cây bụi được xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0.5 thừa nhận bởi Uỷ ban quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC,2003). Nghĩa là hàm lượng cacbon được tính bằng cách nhân sinh khối khô với 0.5. Theo đó, hàm lượng cacbon của cây bụi sẽ là tổng hàm lượng cacbon ở các bộ phận lá, thân cành, rễ, cỏ và thảm mục và tính theo công thức dưới đây:

CS = (TDMl +TDMtc +TDMr +TDMc +TDMtm)*0.5 (tấnC/ha)

- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và tính toán về sinh khối cây bụi thông qua việc phân tích và tính toán lượng cacbon trong các mẫu thực vật.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Một số đặc điểm thảm cây bụi vùng nghiên cứu 4.1.1.Cấu trúc của các trạng thái thảm thực vật 4.1.1.Cấu trúc của các trạng thái thảm thực vật

Dựa trên kết quả điều tra nhanh về các trạng thái thảm cây bụi phân bố tại khu BTTN Na Hang, chúng tôi đã lựa chọn điều tra các trạng thái thảm cây bụi điển hình tại 3 địa điểm nghiên cứu:

* Trạng thái thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt. Toàn cảnh của khu vực nghiên cứu có hiện trạng phục hồi rừng tương đối tốt, xung quanh khu vực nghiên cứu phần lớn là rừng non. Đất ở đây có mức độ thoái hoá trung bình, độ dốc 10-200, sau khi bị khai thác kiệt, rồi bị bỏ hoang hoá 4-5 năm đã hình thành nên thảm cây bụi cao. Về cấu trúc của thảm cây bụi này có sự phân tầng có thể chia làm 3 tầng: Tầng 1 gồm các loài cây có chiều cao từ 2- 3m, độ che phủ tầng này thấp là 30%; Tầng 2 là tầng có độ cao từ 1- 2m, độ che phủ cao 75%; Tầng 3 có là tầng có độ cao dưới 1m, độ che phủ 90%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc sinh khối và tích lũy cacbon của thảm cây bụi tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang (Trang 36 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)