4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn
2.1.2.1 Địa hình
Khu BTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng mang đặc điểm địa hình của Vòng cung núi đá vôi Lô-Gâm ở Vùng Đông Bắc Việt Nam với những dãy núi trùng điệp liên tiếp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Địa hình có cấu trúc caster phức tạp và nhiều hang động. Độ cao trung bình 400 m, độ dốc trung bình 250
-300. Nơi thấp nhất có độ cao tuyệt đối 120 m (khu vực ven sông Gâm), đỉnh cao nhất 1.074,2 m (đỉnh Khau Tép thuộc xã Khâu Tinh). Có thể chia ra làm 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình bậc 1 đạt độ cao dưới 300m, chiếm 30%. - Địa hình bậc 2 đạt độ cao từ 300m – 800m, chiếm 60%. - Địa hình bậc 3 đạt độ cao trên 900m, chiếm 10%.
2.1.2.2. Địa chất, đất đai
Đất đai Khu BTTN và các xã giáp ranh rừng đặc dụng mang những đặc điểm của vùng núi đá vôi, bao gồm có 5 nhóm đất chính đó là:
- Đất Feralit mùn, vàng nhạt trên núi thấp.
- Đất Feralit mùn, vàng đỏ trên địa hình vùng đồi và chân núi, tầng đất dầy. - Đất Feralit màu sẫm phát triển trên đá vôi.
- Đất phù xa và dốc tụ tầng dày, nhóm này nằm ven sông, chủ yếu được nhân dân sử dụng vào trồng hoa màu và cây ăn quả.
2.1.2.3 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu
Địa bàn huyện Na Hang nằm trong vùng khí nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Việt Nam và mang đậm tính chất khí hậu của vùng núi cao. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc trưng sau:
+ Mùa Hè: Thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. + Mùa Đông: Khô lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,50
C; nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất 40C; nhiệt độ tuyệt đối cao nhất 390
C.
+ Lượng mưa bình quân: 1.400 - 1.600 mm.
* Thuỷ văn
Khu BTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng có 2 hệ thống sông lớn, gồm: Sông Năng và sông Gâm. Sông Gâm chảy qua địa bàn các xã Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Thanh Tương và tạo thành đường biên giới phía Tây của Khu bảo tồn. Sông Năng chảy qua xã Đà Vị đến địa phận xã Sơn Phú và hợp lưu với sông Gâm, cùng các phụ lưu trên địa bàn tạo thành Hồ thuỷ điện Tuyên Quang ngập ở cao trình 120m. Mạng lưới sông suối nhỏ khá dày, mật độ sông suối chung của địa bàn đạt 1,7 km/km2.
Hồ thủy điện Tuyên Quang ngập tích nước ở cos 120 mét đã chia Khu bảo tồn thành 2 khu rõ rệt bởi nhámh sông Năng ngập sâu và rộng.
*Đánh giá chung về khí hậu, thủy văn khu bảo tồn
Khí hậu trong Khu BTTN Na Hang mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát vào mùa hè, lạnh về mùa đông. Đặc biệt vào mùa đông nhiệt độ
rất thấp, lại có sương mù, sương muối ở vùng cao trên 700m nên ít nhiều gây cản trở tới các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Từ độ cao 900m trở nên khí hậu có đặc điểm ôn đới, mát mẻ và rất thích hợp cho nhiều loài cây á nhiệt đới sinh trưởng và phát triển cũng như sự nghỉ ngơi, an dưỡng của con người như ở thôn Phia Trang xã Sơn Phú, thôn Khau Tinh, xã Khâu Tinh.
Hệ thống sông ngòi của huyện Na Hang và hồ thuỷ điện Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy trên địa bàn và cũng là các tuyến du lịch sinh thái lý tưởng cho khu BTTN Na Hang nói riêng và huyện Na Hang nói chung.