III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
c) Bước 3: gấp thành tàu thủy hai ống khói
- Hát
Hình 1
- Học sinh quan sát
- Gấp tàu thủy hai ống khói có 3 bước
- Tàu thủy có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu.
- Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng. O Hình 2 Quan sát Trực quan Đàm thoại Trực quan Giảng giải
- Giáo viên hướng dẫn học sinh :
• Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào sao cho 4 đỉnh tiếp giáp nhau ở điểm O và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình…
- Giáo viên thao tác gấp mẫu, lưu ý học sinh cách miết hình.
• Lật hình 3 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào điểm O được hình 4.
• Lật hình 4 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 đỉnh của hình 4 vào điểm O được hình 5.
• Lật hình 5 ra mặt sau được hình 6
• Trên hình 6 có 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có hai tam giác. Cho ngón tay trỏ vào khe giữa của một ô vuông và dùng ngón tay cái đẩy ô vuông đó lên. Làm tương tự với ô vuông đối diện được 2 ống khói của tàu thủy.
• Lồng hai ngón tay trỏ vào phía dưới hai ô vuông còn lại để kéo sang hai phía. đồng thời, dùng ngón cái và ngón giữa của hai tay ép vào sẽ được tàu thủy hai ống khói như hình 8.
- Giáo viên chú ý cho học sinh : để hình gấp đẹp thì ở bước 1, các em cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kĩ các đường gấp cho phẳng.
- Sau khi gấp được tàu thuỷ, cho học sinh dán vào vở, dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh tàu cho đẹp.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. O Hình 3 O Hình 4 Hình 5 O Hình 6 Hình 7 Hình 8 - Học sinh trình bày sản phẩm 4. Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
- Chuẩn bị : gấp con ếch ( tiết 1 ) - Nhận xét tiết học
Đạo đức
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : giúp HS hiểu :
- Thế nào là giữ lời hứa. - Vì sao phải giữ lời hứa.
2. Kĩ năng : Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. Thái độ : HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc, phiếu học tập, các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
- Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS PhươngPháp
1. Khởi động :
2. Bài cũ :Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2 )
- Bác sinh ngày, tháng, năm nào ? - Quê Bác ở đâu ?
- Hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
- Nhận xét bài cũ.
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Giữ lời hứa ( tiết 1 )
Hoạt động 1 : thảo luận truyện Chiếc vòng bạc ( 14’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành :
- GV gíới thiệu truyện : bài trước, các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác Hồ đối với thiếu nhi và sự kính trọng của thiếu nhi đối với Bác. Bài hôm nay, các em sẽ còn thấy những tính cách đáng kính của Bác Hồ – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta qua câu chuyện : “Chiếc vòng bạc”.
- Giáo viên kể chuyện, vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể hoặc đọc lại truyện.
- Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi sau :
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ?
+ Việc làm của bác thể hiện điều gì ? + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đại diện cho các nhóm phát biểu ý kiến thảo luận của nhóm mình
- Giáo viên hỏi cả lớp :
+ Thế nào là giữ lời hứa ?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Kết luận: Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
- Hát
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe - 1 – 2 học sinh kể
- HS tiến hành thảo luận nhóm
- Khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa, Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc.
- Em bé và mọi người trong truyện rất xúc động trước việc làm của Bác
- Việc làm của bác thể hiện Bác là người đã giữ đúng lời hứa.
- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học : cần luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Học sinh khác lắng nghe, bổ sung
- Lớp nhận xét
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu quý và tin cậy.
- HS bóc thăm chọn tình huống và tiến hành thảo luận nhóm. Trực quan thảo luận Đàm thoại Giảng giải Thuyết trình Kể chuyện động não, Đàm thoại. Đàm thoại, giảng giải, thảo luận.
Hoạt động 2 : xử lí tình huống (14’)
Mục tiêu : giúp học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho mỗâi nhóm bóc thăm xử lí các tình huống sau :
Tình huống 1 : Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học Toán. Nhưng khi Tân vừa chuan bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay…
Theo em, bạn Tân có thể ứng xử như thế nào trong tình huống đó ?
Nếu là Tân, em sẽ chọn cách ứng xử nào ? Vì sao ?
Tình huống 2 : Hằng có quyển truyện mới. Thanh muợn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn can thận. Nhưng về nhà, Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
Theo em, Thanh có thể làm gì ? Nếu là Thanh, em sẽ chọn cách nào ? Vì sao ?
- Giáo viên cho các nhóm trình bày.
+ Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không ? Vì sao ?
+ Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa ? Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện và xin lỗi mình về việc đã làm rách truyện?
- Giáo viên hỏi :
+ Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
+ Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì ?
- Giáo viên kết luận :
Tình huống 1 : Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn : Xem phim xong sẽ sang học cùng bạn, để bạn khỏi chờ.
Tình huống 2 : Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui, không hài lòng, không thích; có thể mất lòng tin khi bạn không giữ đúng lời hứa với mình.
Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
Khi vì lí do gì đó, em không thực hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lí do.
Hoạt động 3 : tự liên hệ bản thân.
Mục tiêu : học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
Cách tiến hành :
- GV nêu yêu cầu liên hệ :
+ Thời gian vừa qua, em đã có hứa với ai điều gì không?
+ Em có thực hiện được điều đã hứa không? + Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện được (hay không thực hiện được) điều đã hứa?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về việc làm, hành động của bạn, đúng hay chưa đúng? Tại sao?
- Nhận xét, tuyên dương những em đã biết giữ đúng lời hứa, nhắc nhở những em còn chưa biết giữ đúng lời hứa
- Đại diện nhóm trình bày nộâi dung thảo luận của mình.
- Học sinh khác lắng nghe, bổ sung
- Lớp nhận xét
- Giữ lời hứa thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
- Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần xin lỗi và báo sớm cho người đó.
( 5’ )
- Học sinh tự liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện, việc làm của mình
- Học sinh nhận xét việc làm, hành động của bạn.
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường. - GV nhận xét tiết học.
Thứ , ngày tháng 09 năm 2004