Các phƣơng pháp chẩn đoán

Một phần của tài liệu xây dựng hệ chuyên gia chẩn đoán chứng cam của trẻ em (Trang 56 - 86)

3.4.1. Vọng chẩn (Nhìn, quan sát)

- Thóp thở: Thóp lõm sâu, sƣng đỏ, nóng dữ, là không tốt.

- Chính giữa trán: Màu đỏ là tâm kinh có phong nhiệt, nằm ngủ không yên, hay giật mình. Màu xanh đen là trong tâm có tà, kinh phong( động kinh), đau bụng tay co quắp mà kêu khóc là đau tim và đau bụng. Màu vàng da khô là có mồ hôi trộm.

- Hai tai: Phía trƣớc tai hơi vàng là kinh phong vì thận, nghiến răng trong khi ngủ. Nếu vành tai khô có sắc đen là nóng âm ỉ trong ngƣời.

- Vành tai bên trái: Màu xanh là kinh phong. Màu đỏ là thƣơng hàn, nghẹt mũi và bú không tiêu

- Vành tai bên phải: Màu xanh là kinh phong, màu đỏ là phong giật.

- Hai bên sau vành tai: Màu đỏ là trong ngƣời có nóng, đỏ suốt tới lông mày là nóng nhiều, đỏ tới trƣớc lỗ tai là dần dần sẽ có biến chứng.

- Phía trên đuôi chân mày: Sáng bóng là tốt, mờ tối là không tốt.

- Dƣới mang tai: Màu đen là dái sƣng đau, màu xanh là kinh phong, màu đỏ là thổ tả.

57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Ấn đƣờng: Màu xanh là bị kinh phong, nếu xanh có cả sắc xanh và tím là bị chạm vía, nếu xanh đen là đau bụng, nếu xanh kiêm đỏ là kinh nhiệt, màu trắng là không bệnh.

- Sơn căn (sống mũi): màu xanh là chứng hậu kinh phong, màu tím là bú không tiêu,nếu thấy màu xanh đen là nguy hiểm.

- Phía trên sống mũi: Màu đỏ là có nóng trong không muốn ăn uống, màu vàng thẫm là đái không thông, nếu lỗ mũi khô hơi thở ồ ồ là có chảy máu ca. Màu xanh là trớ sữa, màu trắng nhạt là đi lỏng, không ăn đƣợc.

- Hai mắt: Màu đỏ là tâm và can nhiệt. Màu vàng là tỳ tích và miệng hôi không ăn đƣợc. Màu xanh là can phong nhiệt.

- Hai chân mày: Màu đỏ là khóc đêm, chính giữa chân mày trắng nhạt là đi lỏng. - Hai mí mắt: Sƣng phù là ho lâu ngày, ăn không tiêu thành cam tích. Hai mắt lờ mờ là chứng can nhiệt lâu ngày sinh ra quáng gà.

- Dƣới mi mắt: Màu đỏ là thƣơng phong (cảm cúm).

- Hai má: Màu xanh nhƣ chàm là bị chạm vía, màu vàng là có đàm thực, màu đỏ là kinh phong bàng quang nóng tiểu tiện không thông.

- Má bên trái: Màu hồng chủ về gan, mình nóng co giật. Màu xanh là kinh phong co giật hoặc đau bụng, nếu màu hơi đỏ là nóng từng cơn.

- Má bên phải: Màu hồng là cảm phong nhiệt, nóng từng cơn, đi đại tiện phân rắ, có đờm nghẹt. Nếu xanh trắng là ho, buồn nôn. Nếu màu xanh đen là kinh phong muốn phát, hoặc phát lên chứng đau xoắn ruột.

- Hai mép miệng: Màu đỏ là kêu khóc, kinh phong, nóng sốt, màu đỏ và có sắc vàng là hay bị nôn trớ.

58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Môi: Môi hồng đỏ và mặt đỏ là bị thƣơng hàn. Môi trắng có bọt dãi, đại tiện ra máu, chảy máu cam là chứng nóng trong tích nhiệt. Môi đỏ đậm không nhăn và miệng hôi, đại tiện không thông, nửa đêm không ngủ đƣợc kêu la nhiều là tim nóng và gan tích nhiệt dẫn đến chứng kinh nhiệt. Môi xanh, lƣỡi có rêu trắng dày là tỳ hàn và khíhuyết hƣ thỉnh thoảng đau bụng, ăn bú giảm sút.

- Lƣỡi: Lƣỡi nứt, lƣỡi rớm máu, trên dƣới mọc gai là nhiệt độc, tâm và tỳ đều nóng. Lƣỡi ráo có rêu vàng là đại tiện táo bón. Lƣỡi có sắc đen là kiết lỵ.

- Nhân trung: Sắc đen là trùng quậy sinh đau bụng . Hai bên vàng và phân màu xanh là bú không tiêu.

3.4.2. Văn chẩn (Nghe, ngửi) - Nghe ngóng âm thanh, ngửi, ý tứ. - Nghe ngóng âm thanh, ngửi, ý tứ.

- Âm thanh là do khí phát ra, cho nên phổi là gốc của thanh âm, Thận là nguồn của thanh âm, khí đầy đủ là tiếng mạnh mà giọng cao bổng, khí thiếu thì tiếng yếu mà khô khan, gián đoạn.

- Nói láu liến là tinh thần kinh sợ. Tiếng nói nặng nề là do đờm tắc, tiếng nói run run là do hàn trong. Tiếng nói nghẹn lại là khí không thuận. Tiếng trầm không có vang là thận yếu. Đục và trầm lặng là cam tích.

- Khóc rống từng tiếng mà không ra nƣớc mắt là có đau. Tiếng ồ nhƣ nói trong hũ là cảm phong. Bỗng nhiên kêu thét là hỏa động.

- Miệng hôi là chứng cam nhiệt và cam tích.

- Phân có mùi tanh là tỳ và vị bị lạnh do ăn uống hoặc sữa mẹ bị lạnh. Phân có mùi nặng bất thƣờng là do cam tích do ăn uống không điều độ ăn quá nhiều chất.

59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hỏi rõ bệnh căn trạng chứng

- Hỏi trẻ sinh ra lúc cha mẹ tuổi trẻ hay tuổi già? Khi tuổi trẻ thì khí huyết đầy đủ con sẽ khỏe mạnh. Tuổi về già khí huyết suy kém con bẩm thụ bạc nhƣợc. - Hỏi cha mẹ khỏe hay yếu? Cha mẹ trẻ em bẩm thụ khỏe mạnh hay suy yếu thì có thể biết trẻ khỏe hay yếu.

- Hỏi mẹ lúc mang thai có bệnh gì không? Khi có thai mà ngƣời mẹ không bệnh thì khí huyết đầy đủ sung mãn nuôi dƣỡng thai nhi dồi dào. Nếu khi mang thai có bệnh thì thai nhi yếu đuối có nhiều tiền căn về bệnh tật.

- Hỏi lúc sinh có đủ tháng hay không? Nếu thừa tháng thì cuống nhau thai đã vôi hóa dẫn đến hấp thu những chất dinh dƣỡng không tốt và độc hại. Trẻ thiếu tháng bẩm sinh sẽ suy yếu và bạc nhƣợc.

- Ăn, bú mớm nhiều hay ít? Ăn hay bú mớm nhiều thì tỳ vị khỏe mạnh, ít thì sẽ sinh ra bệnh.

- Tiểu tiện, có thông không? Đại tiện có chặt không? Tiểu tiện không thông thì phế có dƣ…Đại tiện chặt thì đại trƣờng tốt.

- Hỏi răng mọc, thóp kín vào năm tháng nào? Thận chủ về xƣơng nếu bẩm thụ khỏe thì con gái 7 tháng mọc răng, 7 tuổi thay răng, con trai 8 tháng mọc răng, 8 tuổi thay răng. 12 tháng thóp kín nếu quá là không đủ( cơ thể yếu kém)

- Hỏi bao nhiêu tháng biết lẫy, biết ngồi, biết đứng, biết đi? 100 ngày là biết lẫy. 180 ngày thì xƣơng cứng có thể ngồi, 210 ngày là xƣơng bàn tay thành có thể bò, 300 ngày xƣơng tủy đủ có thể đứng, 370 ngày xƣơng gối vững có thể đi. Nếu không đúng kỳ hoặc sai lệch quá nhiều là thể trạng yếu ớt.

60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nằm ngủ có yên ổn không? Khi nằm ngủ mà hay giật mình lúc ngủ bông dƣng khóc thét là tâm nóng dẫn đến âm hƣ.

3.3.4. Thiết chẩn (Xét đoán bộ mạch) * Xem xét từng bộ mạch * Xem xét từng bộ mạch

- Trẻ 6 tháng trở lên nên xem mạch ở trán, 12 tháng trở lên thì xem mạch ở hổ khẩu.

3.3.4.1. Phép xem mạch ở trán:

- Lấy 3 ngón tay (ngó trỏ, ngón giữa và ngón áp út) Đặt lên trán khoảng trên

chân mày và dƣới mí tóc. Ngón áp út ở trên, ngón trỏ ở dƣới cùng, thăm xem ngón nào lạnh, ngón nào nóng để tiêu tức phân biệt đƣợc bệnh tình.

+ 3 ngón đều thấy lạnh là tạng hàn, có thổ tả. + Ngón trỏ nóng là có nóng ở tâm và phế + Ngón áp út nóng là bú mớm không tiêu

+ Ngón trỏ nóng hai ngón còn lại lạnh là trên thì nóng dƣới thì lạnh ( Theo thuyết trên thì dƣơng dƣới thì âm. Để âm dƣơng cân bằng thì đầu luôn mát và chân luôn ấm)

+ Ngón áp út và ngón giữa đều nóng là chứng hậu kèm kinh phong. + 3 ngón đều nóng là cảm mạo hàn sinh ra ngạt mũi và tiếng nặng.

3.3.4.2. Phép xem mạch ở hổ khẩu.

- Hổ Khẩu: chỗ trũng giữa ngón cái và ngón trỏ giáp nhau, mở ra khép vào,

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tam Quan: Đƣờng “chỉ” dẫn lên 3 đốt ở ngón trỏ, 3 đốt ấy gọi “Tam Quan” 3

cái cửa hay 3 đốt trong ngón tay.

*Nên biết: Chỉ tay từ Hổ Khẩu dẫn lên đến Tam Quan.

- Trong hạn tuổi từ sơ sinh đến 1 tuổi mới có chỉ tay, ngoài tuổi ấy không có nữa.

- Khi đứa trẻ nào có bệnh mới có chỉ tay nổi lên mà xem. Lúc đứa trẻ khoẻ mạnh không bao giờ có chỉ tay.

- Một ngón trỏ (cả 2 tay) có chỉ tay mà thôi, 4 ngón kia không bao giờ có. - Đƣờng chỉ tay trong Tam Quan:

+ Mỗi đốt ngón trỏ là 1 quan, 3 đốt là tam quan.

+ Đƣờng chỉ xuất hiện ấy là gân mạch tựa nhƣ sợi tơ đi trên thớ thịt, dƣới làn da trong tam quan (3 cửa).

+ Đƣờng chỉ ở đốt tay thứ nhất (giáp bàn tay) là Phong Quan, cái cửa phát bệnh bởi phong.

+ Đƣờng chỉ lên đến đốt thứ 2 (đốt giữa) là Khí Quan, cái cửa phát bệnh bởi khí quản

+ Đƣờng chỉ lên đến đốt thứ 3 (đầu ngón tay) là Mạnh Quan, cái cửa phát bệnh có thể nguy đến tính mạng.

- Vậy Tam Quan tính từ Hổ Khẩu đi lên là Phong Quan – Khí Quan - Mạnh Quan .

Cách xem chỉ tay:khi bắt đầu xem, bàn tay trái của ta đỡ và giữ lấy bàn tay đứa trẻ. Tay phải ta nhè nhẹ lấy ngón cái hay ngón trỏ vuốt ngón tay đứa trẻ thẳng ra, vuốt từ Hà Khẩu vuốt ra, hễ có chỉ tay thấy ngay.(Khi xem thƣờng có những đứa

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trẻ la hét, phải giữ chặt lấy tay nó rồi ôn tồn vỗ về ngọt nhạt mà xem. Nếu tay nó dơ bẩn, phải lau sạch để xem).

- Nhớ rằng “nam tả nữ hữu”. Trai xem tay trái, gái xem tay mặt, vì tả thuộc dƣơng nam, hữu thuộc âm nữ. Tuy phân chia cách xem nam tả nữ hữu nhƣ vậy, nhƣng nam hay nữ đều có âm dƣơng ở cả hai tay, ta cũng nên xem cả hai tay để biết tay trái ứng vào Tâm Can, tay phải ứng vào Tỳ Phế mà suy luận biến thông để tìm bệnh cho rộng hơn.

- Chỉ tay xuất hiện có màu sắc, có hình trạng khác nhau, mỗi màu sắc, mỗi hình trạng là mỗi bệnh. Hình náy màu gì bệnh nhẹ, hình kia màu gì bệnh nặng, ta nên nhận xét tinh tƣờng xác thật để quyết đoán bệnh căn.

- Màu sắc : Hồng, Vàng ,Tía,Xanh, Đen, hoặc 1 màu hay kiêm hai ba màu thay đổi khác nhau, tuỳ theo bệnh nằng nhẹ khác nhau mà đổi thay. Ví dụ:

+ Màu vàng hồng mà hồng nhiều thành tía. + Hồng tía mà tía nhiều thành xanh

+ Tía xanh mà xanh nhiều thành đen.

+ Xanh đen đi đến thuần đen: loại bệnh bất trị. + Trắng: bệnh Can Phong.

+ Vàng sậm (không vàng tƣơi): bệnh Tỳ nhƣợc. + Hồng lợt: bệnh nóng lạnh thuộc biểu chứng. + Hồng: bệnh tiết tả.

+ Hồng đỏ: bệnh ban trái hay thƣơng hàn.

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5. Nguyên nhân và các phƣơng pháp điều trị 3.5.1. Nguyên nhân 3.5.1. Nguyên nhân

- Cảm phong hàn, phong nhiêt, phong thấp lâu ngày sinh ra cam - Nhiễm khuẩn, virus đƣờng hô hấp và tiêu hóa

- Nóng trong: Tâm, can, vị, phế nhiệt thịnh thƣơng âm sinh ra cam - Thể trạng yếu, suy dinh dƣỡng, sức đề kháng kém

- Vệ sinh răng miệng không tốt

- Do ăn uống không điều độ, ăn quá no, ăn bị đói, quá nhiều ngọt, nhiều chất béo, dẫn đến thƣơng thực (tổn thƣơng hệ tiêu hóa).

- Lạm dụng kháng sinh gây loạn khuẩn hoặc viêm nhiễm đƣờng tiêu hóa, tỳ vị bị tổn thƣơng dẫn đến cam.

- Do thời kỳ mang thai ngƣời mẹ mắc bệnh - Do ăn uống và sinh hoạt không điều độ

- Do gặp phải các hiện tƣợng cực đoan ảnh hƣởng đến tâm lý và sinh lý - Do dị ứng với thời tiết cũng nhƣ thực phẩm.

3.5.2. Các phƣơng pháp điều trị

- Dựa vào các triệu chứng để có thể kết luận đƣợc trẻ em mắc phải chứng cam gì. Sau đó sẽ áp dụng các bài thuốc có sẵn ứng với mỗi chứng cam đó. Bài thuốc có thể là thuốc uống, thuốc sát, thuốc bôi, cao dán,…kết hợp với kiêng ăn và kiêng một số hoạt động sinh hoạt thƣờng nhật hàng ngày.

64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.6. Thiết kế hệ chuyên gia chẩn đoán chứng cam 3.6.1. Đầu vào của bài toán chẩn đoán chứng cam 3.6.1. Đầu vào của bài toán chẩn đoán chứng cam

Để triển khai tổng thể của bài toán chẩn đoán chứng cam của trẻ em cần rất nhiều thời gian, công sức, kỹ thuật và kinh tế. Do vậy, trong phạm vi luận văn tác giả sẽ thực hiện thử nghiệm triển khai một phần của bài toán này. Mục tiêu chính của việc thử nghiệm là mô tả đƣợc hoạt động, bảo đảm đúng ý tƣởng của hệ thống đã đề ra.

Về công nghệ sử dụng, tác giả lựa chọn bộ Visual Studio 2013 và lƣu trữ cơ sở tri thức trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL. Ứng dụng chạy trên chạy trên hệ điều hành Windows.

Mục tiêu đạt đƣợc trong thử nghiệm hình dung nhƣ sau: + Đầu vào của bài toán là triệu chứng ban đầu.

+ Quá trình chẩn đoán của hệ thống:

- Từ triệu chứng ban đầu sẽ có các câu hỏi liên quan đến các biểu hiện bệnh liên quan đến triệu chứng ban đầu đó.

- Các câu hỏi sẽ tuân theo cây nhị phân. Dựa theo cây nhị phân mỗi một nút là một câu hỏi gắn liền với biểu hiện của từng chứng cam có dạng trả lời là “có” thì đi sang nhánh trái của cây hoặc “không” thì đi sang nhánh phải của cây để phân tích và chẩn đoán cho đến khi kết luận đƣợc chứng cam gì và có bài thuốc tƣơng ứng với chứng cam đó.

+ Kết quả của bài toán là đƣa ra đƣợc chứng cam gì và bài thuốc tƣơng ứng hoặc đƣa ra kết luận là “không chẩn đoán đƣợc do thiếu các biểu hiện”.

65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.6.1.1 Biểu diễn tri thức các chứng cam

Cơ sở tri thức của hệ chuyên gia chẩn đoán chứng cam cho trẻ em là các triệu chứng ban đầu và các biểu hiện của bệnh thông qua 4 phƣơng pháp chẩn đoán bệnh.

Đầu vào của bài toán chẩn đoán chứng cam là triệu chứng ban đầu và cũng là triệu chứng chính quyết định là trẻ em mắc chứng cam gì.

+ Triệu chứng ban đầu sẽ đƣợc mô tả nhƣ sau:

Triệu chứng (Triệu chứng id, Tên triệu chứng, Mô tả).

+ Từ các triệu chứng ban đầu sẽ đi kèm với các biểu hiện tiếp theo của

chứng cam. Các biểu hiện sẽ đƣợc mô tả nhƣ sau:

Biểu hiện ( Biểu hiện id, Tên biểu hiện, Câu hỏi, Parent id, Nhánh trả lời, Triệu chứng id).

+ Sau khi đã tổng hợp từ triệu chứng ban đầu và các biểu hiện của chứng cam sẽ đƣa ra đƣợc kết luận.

Kết luận (Bệnh id, Biểu hiện id, Nhánh trả lời).

+ Sau khi có kết luận là chứng cam gì sẽ biết đƣợc tên bệnh tƣơng ứng

(hoặc không đƣa ra đƣợc kết luận bệnh vì không đủ các biểu hiện) và có bài thuốc kèm theo.

66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.6.1.2 Mô hình quan hệ giữa các tri thức

Hình 3.1 Mô hình quan hệ giữa các tri thức

Giải thích:

* Bảng triệu chứng: Là nơi chứa các triệu chứng ban đầu.

+ Triệu chứng id: Trỏ đến Triệu chứng id của bảng biểu hiện tiếp theo của

Một phần của tài liệu xây dựng hệ chuyên gia chẩn đoán chứng cam của trẻ em (Trang 56 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)