0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Các thành phần trong AugmentedReality

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC HỆ THỐNG AR-LBS (Trang 27 -30 )

Một hệ thống thực tại tăng cường thông thường gồm có ba thành phần chính: bộ mô phỏng, hệ thống lưu vết và thiết bị hiển thị. Các thành phần này được mô tả như trong hình dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 1.7: Hệ thống thực tại tăng cường Head-Mounted-Display

Hình 1.8: Mô hình hệ thống thực tại tăng cường Head-Mounted-Display

Bộ mô phỏng

Bộ mô phỏng (scene generator) là thiết bị hay phần mềm có nhiệm vụ mô phỏng hoàn cảnh thực tại. Hiện nay, việc mô phỏng (rendering) hoàn cảnh thực đã không còn là một khó khăn của công nghệ thực tại tăng cường bởi vì khi mô phỏng các đối tượng ảo thường không cần phải mô phỏng với thời gian thực để có thể được xử lý trong ứng dụng.

Có nhiều cách thức mô phỏng khác nhau, ứng với nó là các thiết bị được dung trong các hoàn cảnh khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống lƣu vết

Hệ thống lưu vết (Tracking system) là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống thực tại tăng cường. Hệ thống lưu vết thường phát sinh vấn đề khi cần được chấp nhận (registration) vào hệ thống[3].Đối tượng trong thế giới thực và ảo cần được mô phỏng với đầy đủ các đặc tính và mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Ví dụ như trong các ngành công nghiệp, rất nhiều ứng dụng phụ thuộc vào sự tương quan chặt chẽ giữa các đối tượng thực và ảo, đặc biệt là trongy học.

Có hai phương pháp lưu vết chủ yếu đó là: Lưu vết dựa trên vị trí (Location-Tracking) và Lưu vết dựa vào nhận dạng quang học (Optical- Tracking)

Thiết bị hiển thị

Hầu hết tất cả các thiết bị hiển thị sử dụng công nghệ thực tại tăng cường là các thiết bị được thiết kế dạng HDM (Head Mounted Display – thiết bị hiển thị được gắn trên đầu), tuy nhiên, vẫn có một số dạng thiết kế khác được đưa ra (màn hình thiết bị di động, thiết bị mô phỏng).Khi kết hợp thế giới thực và ảo để hiển thị, có hai lựa chọn cơ bản là hiển thị bằng quang học (optical) hoặc công nghệ hình ảnh (video technology).Mỗi một công nghệ đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, và tùy thuộc vào các nhân tố như công nghệ, mục tiêu sản phẩm…, để lựa chọn công nghệ hiển thị thích hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 1.9: HDM mô phỏng trên màn hình rộng

Cho đến nay, công nghệ hiển thị vẫn là thành phần có nhiều hạn chế khi phát triển hệ thống ứng dụng cho thực tại tăng cường.Việc mô phỏng thế giới thực vào thế giới ảo vẫn là thách thức cho các nhà phát triển. Hơn nữa, việc chú trọng vào mục tiêu mô phỏng thế giới thực sẽ làm giảm đi sự quan tâm tới các nhân tố khác như sự tiện dụng, nhẹ nhàng và giá thành rẻ, khiến cho ứng dụng của công nghệ thực tại tăng cường khó được ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

Hình 1.10: Một thiết bị HDM của Sony

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC HỆ THỐNG AR-LBS (Trang 27 -30 )

×