QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIAO VÀ CHO THUÊ ĐẤT

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý công tác giao và cho thuê đất đối với các dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Trang 36 - 38)

CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIAOVÀ CHO THUÊ ĐẤT VÀ CHO THUÊ ĐẤT

Công tác giao và cho thuê đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, do đó, quan điểm và mục tiêu đối với công tác giao và cho thuê đất cũng bao gồm đầy đủ 5 nguyên tắc về quản lý đất đai như sau:

1.1 Đảm bảo sự tập trung thống nhất quản lý của Nhà nước

Chúng ta cần đảm bảo tình tập trung thống nhất quản lý của Nhà nước trong công tác giao và cho thuê đất vì thực hiện nguyên tắc này sẽ bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa các hoạt động trong quá trình quản lý đất đai. Đảm bảo tính tập trung thống nhất của Nhà nước trong giao và cho thuê đất nói riêng và trong quản lý đất đai nói chung có nghĩa là chúng ta có một cơ quan chuyên làm nhiệm vụ quản lý đất đai, đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lý được phân cấp ở địa phương. Tính tập trung thống nhất được thể hiện ở tính nhất quán về quan điểm chỉ đạo từ trung ương đến cơ sở, quản lý tập trung thống nhất bằng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quản lý thống nhất bằng pháp luật. Trong công tác giao đất và cho thuê đất, quan điểm này được thực hiện như sau: các Sở TN&MT tập trung thống nhất giao và cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước, các cá nhân và tổ chức nước ngoài sử dụng đất, còn các phòng TN&MT tập trung thống nhất giao và cho thuê đất đối với các cá nhân và hộ gia đình sử dụng đất. Đảm bảo sự tập trung thống nhất quản lý của Nhà nước là một trong những nguyên tắc góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

1.2 Đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả

Đất đai là tài nguyên, là tài sản quốc gia, là nguồn vốn của nền kinh tế vì vậy cần được sử dụng hiệu quả. Mặt khác, đất đai còn là một nguồn lực khan hiếm, bị giới hạn về mặt diện tích và nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng cao nên không chỉ đòi hỏi sử dụng hiệu quả mà còn phải sử dụng tiết kiệm. Đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả trong công tác giao và cho thuê đất có nghĩa là thực hiện việc giao và cho thuê đất đúng đối tượng, đúng mục đích, theo đúng nhu cầu sử dụng đất.

1.3 Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các lợi ích

Trong nền kinh tế, lợi ích là động lực để mọi cá nhân, tổ chức phát huy tính tích cực, chủ động của con người. Các lợi ích trong sử dụng đất đai bao gồm lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích của Nhà nước và lợi ích của toàn xã hội. Về cơ bản, các lợi ích này là không thống nhất với nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau vì vậy cần phải điều tiết lợi ích giữa các bên sao cho hợp lý để nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế. Mặt khác trong quan hệ sử dụng đất đai trong xã hội, ai cũng có lợi ích riêng của mình, họ cần có phương tiện để tồn tại và phát triển: cá nhân cần đất để sinh sống, sản xuất; các tổ chức cũng cần đất để làm mặt bằng kinh doanh,…Trong phần lớn các trường hợp thì lợi ích không chỉ liên quan đến một cá nhân cụ thể mà còn liên quan đến nhiều đối tượng khác, vì vậy đòi hỏi phải kết hợp hài hoà giữa các lợi ích; nếu không kết hợp hài hoà lợi ích giữa các bên thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích dẫn đến sự bất ổn định trong xã hội.

1.4 Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

Đối với bất kỳ quốc gia nào an toàn lương thực cũng là vấn đề được quan tâm, sự ổn định của quốc gia cũng gắn liền với an toàn lương thực. Để đảm bảo được an toàn lương thực, chúng ta cần quan tâm đến sản xuất nông nghiệp mà

quan trọng nhất là cần phải ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp vì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và không thể thay thế đối với ngành nông nghiệp. Quan điểm này được thực hiện trong công tác giao và cho thuê đất thông qua việc Nhà nước khuyến khích giao và cho thuê đất ở những khu vực đất chưa sử dụng, hạn chế việc giao và cho thuê đất làm các dự án khu dân cư và đô thị bằng quỹ đất nông nghiệp, ưu tiên đất màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp và nghiêm cấm việc giao và cho thuê đất nông nghiệp có năng suất cao để đầu tư vào phát triển công nghiệp, dịch vụ và làm khu đô thị; khuyến khích các hoạt động khai hoang, đưa đất hoang vào sử dụng trong nông nghiệp.

1.5 Quản lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Tính hệ thống và đồng bộ trong công tác giao và cho thuê đất thể hiện ở việc ban hành các văn bản pháp luật như luật, nghị quyết, chỉ thị, thông tư,… về giao và cho thuê đât phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ, không mâu thuẫn, không chồng chéo lên nhau. Tính hệ thống và đồng bộ còn được thể hiện trong việc giao và cho thuê đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý công tác giao và cho thuê đất đối với các dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Trang 36 - 38)