Chất lượng giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN Ở HÀ NỘI (Trang 28 - 31)

Chất lượng giáo dục đạo đức và văn hóa ở bậc tiểu học và THCS đã được củng cố và có nhiều tiến bộ vượt bậc.

Bảng 2.2 – Chất lượng GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đơn vị: %

Xếp loại học lực Xếp loại đạo đức

Khá Giỏi Khá Giỏi

Tiểu học 28,93% 44,75% 1,8% 98,2%

THCS 38,13% 28,66% 21,87% 75,33%

THPT 38,5% 10,2% 32,8% 58,1%

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ học sinh khá giỏi cao, tỷ lệ học sinh trung bình yếu thấp và đang có xu hướng giảm dần. Ngoài ra tỷ lệ giáo dục đạo đức khá tốt ở học sinh phổ thông chiếm đa số, tỷ lệ trung bình hạn chế. Như vậy chất lượng GDPT thủ đô ngày càng tăng cả về học tập và đạo đức.

Bậc tiểu học:

•Hầu hết trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 41.380 học sinh năm 2007. Số học sinh khuyết tật huy động đến lớp tham gia giáo dục hòa nhập được 1.754 học sinh. Số học sinh học 2 buổi/ngày năm 2007 có 188.259 học sinh, đạt tỷ lệ 93,5% tăng 2.5 lần so với năm trước.

•Duy trì thực hiện kết quả xóa mũ chữ và phổ cập tiểu học (1990) đúng độ tuổi. Trong những năm gần đây hiệu quả đào tạo ở bậc tiểu học ở Hà Nội đã tăng đều, hạn chế mức học sinh lưu ban, bỏ học. Ngoài ra còn quan tâm và duy trì những hoạt động giáo dục tổ chức kỷ luật, rèn luyện nếp sống, thi đua vở sạch – chữ đẹp… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

•Đưa Tin học vào giảng dạy trong nhà trường: mới triển khai ở một số trường nội thành có điều kiện.

Bậc THCS:

•Năm 2007 huy động được 43.415 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 vượt kế hoạch 1,6%. Huy động được 405 học sinh khuyết tật đến lớp học tập trung và hòa nhập. Số học sinh học 2 buổi/ngày có 61.919 học sinh đạt tỷ lệ 39%, tăng 3,1% so với năm trước.

•Giữ vững kết quả phổ cập THCS và chất lượng toàn diện. Thành phố Hà Nội đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đạt 100% vào năm 2002.

Bậc THPT:

•Triển khai tốt đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông phân ban lớp 11. Số học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia năm 2007 có 66 em tham dự 11 môn, kết quả đạt 50 giải trong đó có 4 giải nhất, 17 giải nhì, 17 giải ba và 12 giải khuyến khích. Hà Nội có 2 học sinh dự thi học sinh giỏi quốc tế đều đạt huy chương bạc.

•Số học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 94.8% vào năm 2007.

•Đưa Tin học vào giảng dạy trong các nhà trường: đạt 100% số trường. Chất lượng GDPT Hà Nội còn được thể hiện qua tỷ lệ số học sinh/lớp, tỷ lệ học sinh/giáo viên. Cụ thể: tỷ lệ này càng ít thì chất lượng học tập càng cao do ít học sinh nên giáo viên dễ kèm cặp hơn, và ngược lại.

Bảng 2.3 – Tỷ lệ học sinh/lớp, học sinh/giáo viên của GDPT ở Hà Nội

Đơn vị: học sinh/lớp, học sinh/giáo viên

Cấp học Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tiểu học Học sinh/lớp 35,44 34,31 33,33 Học sinh/giáo viên 24,17 24,17 23,83 THCS Học sinh/lớp 40,41 40,33 40,23 Học sinh/giáo viên 19,23 18,61 18,03 THPT Học sinh/lớp 44,87 44,85 44,92 Học sinh/giáo viên 21,56 22,42 24,13 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội

Tuy nhiên qua bảng số liệu trên ta thấy: số học sinh/lớp, học sinh/giáo viên ở bậc tiểu học và THCS có xu hướng giảm qua các năm thể hiện chất lượng giáo dục ở hai bậc này đang được củng cố: phổ cập giáo dục 100% ở bậc tiểu học và THCS. Trong khi đó con số này ở bậc THPT lại có xu hướng gia tăng do số trường THPT còn ít, cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng yêu cầu, vì vậy chất lượng giáo dục ở bậc này hiện còn chưa cao.

Ngày nay các gia đình đều rất quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình phát triển về mọi mặt vì đây chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó ngành giáo dục nói chung và GDPT nói riêng đang phát triển ổn định và vững chắc, tạo cơ sở cho sự phát triển đất nước.

Chất lượng GDPT hiện nay nhìn chung vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục như tình trạng đối phó với thi cử còn nhiều phổ biến, chất lượng không đồng đều giữa các môn học, đặc biệt là sự chênh lệch về chất lượng học tập giữa nội thành và ngoại thành còn khá cao, tình trạng học chay, dạy chay còn khá phổ biến ở một số trường…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN Ở HÀ NỘI (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w