3.1.1 Cơ hội:
Nông nghiệp Australia không phát triển mạnh do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như đất khô cằn, khí hậu khắt nghiệt.
Chúng ta có nhiều mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế và chỉ 1 vài nước trên thế giới có như: thanh long, vải thiều…
Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi phát triển nông sản.
3.1.2 Thách thức:
Nguyên liệu đầu vào trong nước bị các thương lái Trung Quốc thu gom.
Chưa có doanh nghiệp xuất khẩu mạnh, sản phẩm phải thông qua các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và những tiêu chuẩn khác của quốc tế.
Giá thành cao, sản xuất manh mún là yếu tố khiến ngành nông nghiệp không thể đáp ứng những đơn đặt hàng với số lượng lớn.
Các giống cây, con mới nhập vào nước ta bán rất đắt, người dân lại không thể
tùy tiện nhân giống vì vấn đề bản quyền là những trở ngại lớn của ngành nông nghiệp.
Nhiều mặt hàng nông sản của ta hiện nay giá cao hơn nước ngoài, chất lượng
không bảo đảm.
Lao động và vùng chuyên canh quy mô lớn để đám ứng tốt và đầy đủ cho xuất
khẩu chưa cao.
Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ.
SVTH: Nhóm 2 TRANG 28
Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường.
Giống cây con hiện đang được sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so
với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN.
3.2 Thủy sản:
3.2.1 Cơ hội:
Theo báo cáo của FAO, thủy sản nuôi hiện là nguồn cung cấp đạm động vật tăng trưởng nhanh nhất của thế giới và đáp ứng gần một nửa sản lượng thủy sản
tiêu thụ toàn cầu.
Tình hình sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu đang sụt giảm trong khi dân số
ngày càng bùng nổ, nuôi trồng thủy sản được cho là có tiềm năng lớn nhất trong tương lai và có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có
chất lượng và an toàn.
Điều kiện tự nhiên nước Úc không thuận lợi cho phát triển thủy sản, khí hậu thường có hạn hán.
Úc nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt
Nam và là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian gần đây. 9 tháng đầu năm 2010, Úc đứng vị trí thứ 7 trong danh sách các nước có kim ngạch nhập khẩu
thủy sản lớn nhất từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 104 triệu USD, tăng 17% so
với năm 2009. Cá tra và tôm đông lạnh là hai thủy sản được tiêu thụ chủ yếu trong các gia đình Úc do phù hợp với khẩu vị của người Úc.
Thương mại 2 chiều giữa Úc và Việt Nam được kỳ vọng là sẽ tăng mạnh vì việc áp dụng các biểu thuế mới giữa Úc và Việt Nam theo hiệp định thươngmại tự do giữa Úc, New Zealand và ASEAN (AANZFTA) sẽ mở ra các cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu của 2 nước. Theo hiệp địnhthì đến năm 2020 gần 90% các dòng thuế
áp dụng cho các sản phẩm thế mạnh giữa Úc và Việt Nam (chiếm đến 96% thương
SVTH: Nhóm 2 TRANG 29
3.2.2 Thách thức:
Để cạnh tranh được, các doanh nghiệp cần nỗ lực rất lớn vì Australia là một thị trường nhập khẩu đòi hỏi khắt khe về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và mẫu
mã sản phẩm, bao bì và thời gian giao hàng. Các thông số ghi trên bao bì như xuất
xứ, thành phần dinh dưỡng, ngày đóng gói hạn sử dụng phải được in rõ và dễ nhận
biết. Thực thi hết những điều kiện trên thì mức kim ngạch xuất khẩu tới Australia
sẽ ngày càng tăng.
Thiếu nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao, chi phí kiểm tra quá cao.
Những hàng rào kỹ thuật và thương mại ngày càng chặt chẽ, với các quy định về dư lượng kháng sinh, về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, về kiểm dịch cũng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Công tác nghiên cứu, phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường, tìm hiểu
sâu khách hàng còn thiếu và yếu.
Thách thức lớn trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm
thủy sản xuất khẩu vào thị trường Úc vì thị trường này có yêu cầu cao trong chất lượng.