Ảnh hƣởng của ngành nông nghiệp đến biến đổi khí hậu và môi trƣờng

Một phần của tài liệu nghiên cứu các phương pháp ủ nước thải sau bioga với rơm rạ làm phân bón nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 32 - 34)

Quá trình phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính không chỉ từ ngành công nghiệp mà ngay cả trong nông nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ. Mỗi năm khoảng 590-880 triệu tấn khí mêtan đƣợc phát thải trên toàn thế giới vào bầu khí quyển do hoạt động của vi khuẩn. Khoảng 90% khí mêtan tạo ra xuất phát từ các nguồn hữu cơ, tức là từ sự phân hủy sinh khối. Phần còn lại là nguồn gốc hóa thạch (ví dụ nhƣ quá trình hóa dầu). Ở Bắc bán cầu, hiện nay nồng độ khí mêtan tầng đối lƣu khoảng 1,65 ppm (ISAT/GTZ, 1999).

Theo ƣớc tính của IPCC (2007), có khoảng 13,5 % tổng lƣợng khí hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu phát thải từ sản xuất nông nghiệp. Trong khí hiệu ứng phát thải từ phân bón trong trồng trọt ƣớc tính chiếm khoảng 38 % tổng lƣợng khí phát thải từ sản xuất nông nghiệp.

Hình 1.6. Các nguồn phát thải khí nhà kính toàn cầu

Khí gây hiệu ứng nhà kính bao gồm ba khí chính là CO2 và CH4 và N2O, quá trình phát thải của CO2 và CH4 và N2O trong nông nghiệp đƣợc bắt nguồn từ quá trình phân giải cacbon trong đất và cacbon trong đất bị mất trong quá trình phân giải và

26

chuyển hóa qua đƣờng bốc thoát của CO2 và CH4 (Martin và cộng sự, 1996), đạm phân giải từ hữu cơ cũng bị mất qua quá trình phản đạm hóa tạo thành khí N2O và bay hơi, đây là một trong những nguồn chính gây phát thải khí hiệu ứng nhà kính từ nông nghiệp. Theo tính toán của Steinfeld H và Hoffmann I (2008), tác động của khí CH4 và N2O lớn hơn rất nhiều so với khí CO2 tƣơng ứng gấp 23 và 290 lần.

Tại Việt Nam, theo thông báo quốc gia lần thứ hai ban hành năm 2010, kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2000: khí nhà kính phát thải từ lĩnh vực nông nghiệp là 65.090 nghìn tấn CO2tđ, trong đó phát thải từ trồng lúa nƣớc là 37.430 nghìn tấn CO2

chiếm 57,5%, từ đất nông nghiệp 14.220 nghìn tấn CO2 chiếm 21,8%, từ lên men tiêu hóa 7.731 nghìn tấn CO2, chiếm 11,9% và từ quản lí phân bón 3.447 nghìn tấn CO2, chiếm 5,3%.

Theo số liệu thống kê của Viện Môi trƣờng Nông nghiệp, hiện nay nƣớc ta có hơn 7 triệu ha lúa, 1 triệu ha ngô, 0,65 triệu ha sắn, gần 1 triệu ha cây rau đậu các loại. Trong một vụ mùa phát thải 100 – 500 kg CH4/ha tƣơng đƣơng với phát thải 2.1 – 11.05 tấn CO2tđ/ ha.vụ (IPCC, 2007). Theo ƣớc tính nếu đốt 1 tấn rơm thì sẽ thải ra 36,32 kg khí CO, và 4,54 kg hydrocarbon cùng với 3,18 kg bụi tro (Jefferey Jacobs, 1997) và 56,00 kg CO2 (C.A.M, 1991). Theo tính toán, hoạt động sản xuất nông nghiệp phát thải trên 84,5 triệu tấn chất thải từ trồng trọt; 82,5 triệu tấn chất thải từ chăn nuôi, trong đó 80% chất thải chăn nuôi và 90% chất thải trồng trọt chƣa qua xử lí, từ đó đã gây phát thải tƣơng đƣơng 65,1 triệu tấn CO2 mỗi năm, chiếm 43,1% tổng lƣợng khí nhà kính của cả nƣớc. Trong đó, nguồn phát thải chủ yếu là từ canh tác lúa nƣớc, đốt phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi.

27

Bảng 1.9. Phát thải khí nhà kính của các nước Khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới

(đvt:triệu tấn CO2tđ) Quốc gia 1990 1995 2000 2005 2008 2009 2010 Indonesia 1161,38 1311,74 1445,27 2884,02 2014,94 2619,76 1945,62 Campuchia 19,52 20,79 22,28 60,74 171,79 137,86 191,57 Việt Nam 99,02 120,58 155,99 225,21 258,39 282,85 306,21 Thái Lan 208,06 281,62 283,25 348,96 359,86 362,28 413,10 Myanma 875,34 942,92 562,10 511,08 340,41 344,08 361,54 Malaysia 198,19 251,73 254,21 336,23 333,78 356,19 330,16 Lào 30,13 31,88 24,39 51,19 31,59 33,16 99,70 Philippin 96,13 125,28 139,53 145,55 152,84 153,88 158,56 Singapo 32,56 44,51 48,26 47,74 50,20 47,47 50,39 Brunay 18,37 21,26 17,12 23,05 19,25 19,90 20,20 Thế giới 38257,72 39028,25 40234,10 47269,22 48748,03 49329,27 50101,41

Nguồn: Cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan, Ủy ban Châu Âu, 2010.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các phương pháp ủ nước thải sau bioga với rơm rạ làm phân bón nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)