Thị xã Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc, địa hình tương đối bằng phẳng xen kẽ nhiều quả đồi bát úp. Phần lớn toàn bộ diện tích của thị xã đã được đưa vào sử dụng phục vụ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, đất ở và vui chơi giải trí của người dân thị xã.
Đất trên địa bàn thị xã Sông Công gồm các nhóm chính sau:
- Nhóm đất phù sa gồm: Đất phù sa không được bồi đắp hằng năm; đất phù sa ngòi suối; đất phù sa có tầng loang lổ; đất phù sa glay. Nhóm đất phù sa có tầng đất mặt dày, độ phì tốt phù hợp với phát triển cây lúa, cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày song cần đầu tư thủy lợi, cải tạo đất.
- Nhóm đất dốc tụ gồm: Đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc màu; đất dốc tụ trồng lúa nước bạc màu; đất thung lũng biến đổi do không trồng lúa nước; đất thung lũng biến đổi do trồng lúa nước bị bạc màu. Nhóm đất dốc tụ thích hợp với các loại cây màu, các cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả hoặc trồng cỏ chăn nuôi.
- Nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng (đại diện cho đất khu vực gò đồi) gồm: Đất nâu vàng - đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng dày; đất nâu vàng - đỏ vàng trên phiến
23
thạch sét tầng trung bình; đất nâu vàng - đỏ vàng trên nền phù sa cổ có tầng dày; đất nâu vàng - đỏ vàng trên nền phù sa cổ có tầng trung bình. Nhóm đất này thích hợp trồng các cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, keo lá tràm; cây công nghiệp lâu năm; cây ăn quả như chè, nhãn, vải.[17]
Cơ cấu sử dụng đất của thị xã được thể hiện trong bảng 4.
Bảng 4. Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Sông Công năm 2009 [19]
Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính Chia ra Đất Nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng Thuỷ sản Đất ở Đất chuyên dùng (*) Đất chƣa sử dụng TỔNG SỐ 8,364 4339.58 1762.99 122.54 355.35 1673.3 110.04 Chia ra xã, phường, TT 1- Xã Tân Quang 1,959 1184.05 249.05 24.13 69.38 427.34 5.05 2- Xã Bá Xuyên 954.82 534.45 191.58 8.86 23.86 193.84 2.23 3- Xã Bình Sơn 2,800 1218.59 912.89 56.99 115.14 430.17 66.22 4- Xã Vinh Sơn. 827 328.84 359.53 3.81 13.98 100.17 20.67 5- Phường Lương Châu 230 148.42 2.79 3.15 12.76 58.15 4.73
6- Phường Mỏ Chè 165 60.83 0 4.86 32.68 66.63 0
7- Phường Thắng lợi 430 251.31 9.9 5.7 30.45 124.83 7.81 8- Phường Cải Đan 533 335.49 23.55 7.56 27.81 135.89 2.7 9- Phường Phố Cò 465 277.6 13.7 7.48 29.29 136.3 0.63
24
1.5.2.5. Hiện trạng khu công nghiệp Sông Công
Theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, thị xã sông Công có 02 Khu công nghiệp là Khu công nghiệp sông Công I (thuộc phường Mỏ Chè và xã Tân Quang) với diện tích là 220ha và Khu công nghiệp sông Công II (thuộc xã Tân Quang) với diện tích là 250ha.
Khu công nghiệp sông Công I đã được thành lập theo Quyết định số 181/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích là 320ha, sau điều chỉnh là 220ha. Diện tích giai đoạn I là 69,37ha, giai đoạn II là 99,21 ha và giai đoạn III là 85ha. Hiện nay, mới có Khu công nghiệp sông Công I giai đoạn I bao gồm hai khu là Khu A và Khu B đi vào hoạt động. Khu công nghiệp sông Công II đang tiến hành lập Quy hoạch chi tiết.
Khu công nghiệp Sông Công I hiện đã thu hút được 68 dự án, trong đó 26 dự án đang hoạt động, các dự án còn lại đang trong quá trình chờ giao đất giải phóng mặt bằng, trong đó có 26 dự án đang hoạt động.
- Khu A là khu vực phía trong, phía Bắc là nhà máy Diezen Sông Công và đường Cách Mạng tháng 10, phía Tây giáp con đường qua công ty Phụ Tùng số 1, phía Nam giáp với đường Thắng Lợi và phía Đông là con đường rải cấp phối thuộc phường Mỏ Chè có diện tích 39,07 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, dân cư đông đúc. Bao gồm các ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, luyện kim đen và luyện kim màu, sản xuất thép, chế tạo toa xe và phụ tùng, thiết bị điện và lắp ráp, chế tạo dụng cụ y tế....
- Khu B là khu vực phía ngoài nằm dọc hai bên đường Cách mạng Tháng 10 (từ Quốc lộ 3 đến kênh tưới nước thủy văn). Địa hình bằng phẳng xen kẽ nhiều quả đồi bát úp độ cao 6 - 10m và các thửa ruộng. Cao độ nền trung bình dao động từ 15,0 - 17,0 m; không có nhiều núi cao. Khu B có diện tích 30,29 ha bao gồm các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thổ sản, lương thực thực phẩm và các cây công nghiệp.[10]
25
Khu công nghiệp Sông Công nằm trong chiến lược phát triển của vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội giữ một vai trò hết sức quan trọng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Là vị trí trung chuyển giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, với vị trí và điều kiện tự nhiên như vậy có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội .
Bảng 5. Các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp Sông Công
STT Tên cơ sở Đặc thù sản xuất
I Các doanh nghiệp thuộc khu B
1 HTX Công nghiệp & Vận tải Chiến Công
Sản xuất kết cấu thép chủ yếu nước thải sinh hoạt
2 Công ty CP sản xuất phân bón Thái
Nguyên Sản xuất phân bón nguồn thải chủ yếu là khí thải 3 Nhà máy kẽm điện phân Nguồn thải chủ yếu là nước thải, khí thải
cả 2 loại trên đều có nồng độ axít vượt nhiều lần cho phép
4 Công ty TNHH Hương Đông Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
5 Công ty CP thép Thái Nguyên Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
6 Nhà máy gạch ốp lát Việt ý Sản xuất gạch nát nền 7 Cty CP pin quốc gia Sản xuất pin
8 Bưu điện Thái Nguyên Loại hình dịch vụ 9 Công ty TNHH Gia Thành
10 Công ty TNHH Titan Hoa Hằng Luyện quặng Titan hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
11 Công ty CP thép Tân Quang Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
12 Nhà máy thép Trường Sơn Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
13 Công ty CP thép Phác Hương Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
14 Công ty CP Đầu tư & Thương mại TNG
Hàng may gia công, nước thải sinh hoạt, nước thải phân xưởng giặt
15 Công ty xăng dầu Bắc Thái Loại hình dịch vụ
16 Công ty CP thép Toàn Thắng Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
17 Công ty TNHH đúc Vạn Thông Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn.
26 ồn
19 Nhà máy luyện Feromangan Luyện feromangan
20 Công ty cổ phần giấy sông Công Sản xuất giấy, chưa có hệ thống xử lý nước thải
21 Nhà máy luyện thép sông Công Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn.
Các doanh nghiệp thuộc khu A
1 Nhà máy cốp pha thép Thái Hưng Sản xuất cốp pha thép nguồn thải chủ yếu tiếng ồn
2 Công ty CP công nghệ cao Sao Xanh
Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
3 Công ty TNHH Hiệp Hương 4 Công ty CP đầu tư & thương mại
Hiệp Linh
5 Công ty CP thép Minh Bạch Đúc phôi thép hệ thống nước thải làm mát tuần hoàn
* Nguồn thải nƣớc thải khu công nghiệp Sông Công I vào suối Văn Dƣơng
Nước thải khu công nghiệp Sông Công I bao gồm nước thải khu A và B trong đó nước thải khu A được thu và chảy vào sông Công, toàn bộ nước thải khu B được chảy vào suối Văn Dương. Tại thời điểm nghiên cứu nước thải khu công nghiệp mới chỉ được xử lý sơ bộ tại các cơ sở sản xuất sau đó xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên chất lượng nước thải chưa đảm bảo quy chuẩn xả thải. Nước thải khu công nghiệp bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn cùng chảy qua một cửa xả nước thải của KCN vào suối Văn Dương.
Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải của khu công nghiệp sông Công hiện tại
1/. Tổng lượng chất thải phát sinh tại Khu công nghiệp sông Công I (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại).
- Nước thải: Tổng lượng nước thải của Khu công nghiệp sông Công I là 30.000m3/tháng. Lượng nước thải trung bình là 1000 m3/ngày, lưu lượng xả lớn nhất là 1.200m3/ngày, thấp nhất là 800m3/ngày. Toàn bộ nước thải đã được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý tập trung của Khu công nghiệp.
27
- Chất thải rắn: Tổng lượng chất thải rắn của Khu công nghiệp sông Công khoảng 500 tấn/tháng, gồm các loại chính là xỉ than, xỉ lò luyện, gạch vỡ. Hiện nay, một phần chất thải rắn được các doanh nghiệp tự xử lý bằng các hình thức tái sử dụng, bán, dùng làm giải cấp phối giao thông nội bộ, phần còn lại được lưu giữ trong khuôn viên của các doanh nghiệp.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của Khu công nghiệp sông Công khoảng 5 tấn/tháng. Hiện Công ty phát triển hạ tầng đã thu gom theo Hợp đồng và vận chuyển đến bãi rác của huyện Phổ Yên để xử lý.
- Khí thải: Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp sông Công có phát sinh khí thải đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lý khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Các công nghệ xử lý bụi và khí thải chủ yếu là: Hệ thống lọc bụi cyclon kết hợp lọc bụi túi vải; Hệ thống lọc bụi và hấp thụ khí thải bằng tháp nước.
- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại của các doanh nghiệp chủ yếu là giẻ dính dầu, dầu mỡ thải, bóng đèn hỏng, bã thải của Nhà máy kẽm điện phân… Lượng chất thải nguy hại này hiện đang được các doanh nghiêp tự thu gom và lưu giữ.
2/. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải tại Khu công nghiệp
- Về công trình xử lý nước thải: KCN Sông Công I giai đoạn I đã được đầu tư tương đối đồng bộ về kết cấu hạ tầng BVMT, hệ thống thoát nước mưa, nước thải đã được xây dựng đến từng doanh nghiệp. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải tại Khu công nghiệp được thu gom qua hệ thống cống rãnh riêng trước khi thải ra ngoài môi trường. Cụ thể, đối với hệ thống thu gom nước thải:
- Khu A: Nước thải sẽ được thu theo tuyến cống riêng chảy về trạm xử lý nước thải 1 đặt ở góc Tây Nam của Khu công nghiệp. Nước thải sau xử lý sẽ được xả ra kênh thoát nước chảy ra sông Công.
- Khu B: Hệ thống xử lý nước thải tập trung đã được đầu tư và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2011. Công suất xử lý của hệ thống là 2000 m3/ngày đêm. Hiện tại hệ thống vận hành đạt 50% công suất. Nước thải sau xử lý sẽ được thải ra ngoài môi trường (suối Văn Dương) theo cửa xả số 1, còn nước mưa chảy tràn và thoát
28
nước bề mặt sẽ được tập trung vào cống chung và thải qua cửa xả số 2 ra suối Văn Dương, sau đó đổ ra sông Cầu tại xã Đông Cao, huyện Phổ Yên.
Hiện nay, toàn bộ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp sông Công I (khu B) đã thực hiện xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp, tuy nhiên chỉ có 03 doanh nghiệp thực hiện xả thải có hợp đồng xử lý, có thiết kế điểm đấu nối, có đồng hồ đo lưu lượng. Các doanh nghiệp còn lại (23 doanh nghiệp) xả thải vào hệ thống xử lý còn thiếu đồng hồ đo lưu lượng và hợp đồng xử lý do đó không kiểm soát được lượng nước thải cũng như chất lượng nước thải của từng đơn vị trước khi vào xả vào hệ thống xử lý tập trung.
Mặt khác, trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp hiện tại chưa xử lý được các kim loại nặng trong nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) khi thải ra môi trường. Để xử lý được các chỉ tiêu kim loại trong nước thải đạt quy chuẩn cho phép, Ban quản lý các KCN đã có văn bản số 362/BQL-QH&MT ngày 16/7/2012 xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép lập dự án đầu tư xây dựng modul xử lý hóa lý. [3]
1.6. Đặc điểm suối Văn Dƣơng
Suối Văn Dương là suối nhỏ chảy qua địa phận xã Tân Quang có độ rộng trung bình từ 3-6m, lòng suối có độ dốc vừa phải chảy theo hướng Đông Nam và thấp hơn mặt bằng chung khoảng 1,5 - 2m và có nhiều đường xâm nhập chủ yếu là các đường nước hồi quy từ các ruộng trên khu vực. Mực nước phụ thuộc theo mùa, về mùa khô đạt từ 0,3 - 0,6m, mùa mưa đạt từ 1,0 - 1,5m. Tại thời điểm khảo sát tốc độ dòng chảy trung bình đạt 0,6 - 1,0m/s và độ sâu khoảng 0,4m đảm bảo thoát nước mặt vào mùa mưa. Suối tiếp nhận các nguồn thải khu công nghiệp sông Công, cụm công nghiệp Bãi Bông, các hoạt động sinh hoạt của khu dân cư và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác của một số xã huyện Phổ Yên, Phú Bình.
Suối Văn Dương là nguồn cung cấp nước quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng. Nhu cầu tưới tiêu cho khoảng 1.121ha với lưu lượng nước khoảng 15 x 106
m3/năm khu vực xã Tân Quang và khu vực sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình, Phổ Yên nơi có suối chảy qua.
29
Một vài năm gần đây suối Văn Dương đã và đang chịu ảnh hưởng của các nguồn thải trực tiếp từ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nước thải công nghiệp không xử lý hoặc xử lý không đảm bảo xả ra môi trường gây ô nhiễm chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
KCN Sông Công 1 (khu B) KCN Sông Công 1 (khu B) Suối Văn Dƣơng Cửa xả số 1 Cửa xả số 2
31
Một số hình ảnh suối Văn Dƣơng
Hình 5. Trên suối Văn Dương trước điểm tiếp nhận nước thải KCN Sông Công
32
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Suối Văn Dương đoạn chảy qua khu công nghiệp Sông Công thuộc xã Tân Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nước thải do hoạt động sản xuất khu công nghiệp đến chất lượng nước suối Văn Dương tại xã Tân Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nhằm giảm thiểu tác động của sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước suối Văn Dương. Đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của suối Văn Dương. - Hiện trạng sử dụng nước
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng nước suối (TSS, pH, COD, BOD5, dầu mỡ, kim loại nặng, NH4-N; Coliform).
- Bước đầu phân tích, đánh giá nguồn gây ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu chất lượng nước và đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý.
- Thời điểm nghiên cứu: tháng 6 năm 2011.
Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Sông Công đi vào hoạt động tháng 9/2011. Kết quả nghiên cứu của đề tài được thực hiện vào thời điểm trạm xử lý đang trong giai đoạn xây dựng chưa đi vào hoạt động. Toàn bộ lượng nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất đổ thẳng ra suối Văn Dương, ảnh hưởng