Theo Tổ chức Y tế thế giới (2002), có 18 - 64% cơ sở y tế chƣa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn thƣơng do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thƣơng này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy.
Theo Ogawa (2004), cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khoẻ, môi trƣờng khu vực Châu Á, phần lớn các nƣớc đang phát triển không kiểm soát tốt CTYT, chƣa có khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải. Từ những năm 90, nhiều quốc gia nhƣ Nhật Bản, Singapo, Australia, Newziland đã đi đầu trong công tác xử lí CTYT, Malaixia có phƣơng tiện xử lý rác thải tập trung trên bán đảo và các hệ thống xử lý rác thải thải riêng biệt cho các bệnh viện ở xa tại Boocneo.
Ở các nƣớc phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy nhƣ đốt rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu đƣợc áp dụng ở các nƣớc đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nƣớc Châu Á đã tìm ra một số phƣơng pháp xử lý chất thải khác để thay thế nhƣ Philippin đã áp dụng phƣơng pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những thiết bị cọ rửa; Indonexia chủ trƣơng nâng cao nhận thức trƣớc hết cho các bệnh viện về mối nguy hại của CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp.