sử dụng và quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 1. Vai trò của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển đối với phát triển
kinh tế - xã hội
Tín dụng đầu tư là nguồn vốn nhà nước phục vụ cho các hoạt động đầu tư phát triển. Theo nghi định 43/1999/NĐ-CP thì mục đích của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của một số thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư.
Hoạt động của tín dụng đầu tư rất đa dạng, là một nội dung của hoạt động kinh tế nên nó cần có sự quản lý. Công tac tín dụng đầu tư là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Một nền kinh tế tăng trưởng được đánh giá thông qua các chỉ têu như tăng GDP hàng năm, thăng thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu xã hội khác.
Tín dụng đầu tư là tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế và tạo ra một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý hơn.
Mỗi ngành, mỗi vùng kinh tế có những thế mạnh và tiềm năng riêng, tín dụng đầu tư sẽ khai thác tiềm năng và thế mạn của từng vùng, từng ngành, từng miền, hình thành nên các khu kinh tế phát triển đồng đều trên từng vùng lãnh thổ và hỗ trợ cho các ngành nghề còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó tín dụng đầu tư sẽ phát huy vai trò của các thành phần kinh tế làm cho nền kinh tế năng động hơn.
Tín dụng đầu tư là đòn bảy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác nước ngoài
2. Vai trò của NHPT trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụngđầu tư của nhà nước đầu tư của nhà nước
Trong quá trình phát triển của đất nước thời kì đổi mới, để vực dậy những nghành nghề, khu vực kinh tế kém phát triển chính phủ đã tận dụng tối đa nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Tuy nhiên nguồn vốn này chưa thực sự mang lại tác dụng như mong đợi do chưa có một tổ chức chuyên trách quản lý huy động và sử dụng nó; đứng trước yêu cầu cấp bách đó thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển và nguồn vốn này đã phát huy tác động tích cực qua hoạt động của hệ thống Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển được thành lập vào năm 2000. Sau hơn 7 năm hoạt động do hiệu quả to lớn mà hệ thống Quỹ Hỗ Trợ mang lại, cộng thêm sự cần thiết phải có một tổ chức chuyên nghiệp và quy mô hơn thực hiện chức năng hỗ trợ phát triển của chính phủ thủ tướng Phan Văn Khải cùng bộ Tài Chính đã ra quyết định thành lập Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (Việt Nam development bank - VDB) từ hệ thống Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển sau 6 năm hoạt động
Ngân hàng phát triển có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển các ngành nghề, vùng miền, thành phần kinh tế gặp khó khăn trong quá trình phát triển. Là cơ quan có chức năng thực hiện chính sách hỗ trợ vốn và lãi suất trong việc vay vốn cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp
Ngân hàng phát triển còn là cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn vốn này thông qua việc huy động vốn, thẩm định các dự án xin vay vốn cũng như theo dõi hoạt động của các chủ đầu tư xem dự án vay vốn có đạt hiệu quả hay không.
Nằm trong hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam, là 1/59 chi nhánh của hệ thống NHPT Thái Bình cũng mang những vai trò và nhiệm vụ trên.
NHPT đóng góp một lượng vốn lớn trong tổng vốn đẩu tư của toàn tỉnh, góp phần vực dậy các ngành nghề đang gặp khó khăn và các thành phần kinh tế chậm phát triển. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuộc châu thổ sông Hồng với dân số đông và diện tích đất nông nghiệp thuộc loại lớn trên cả nước, từ những đặc điểm trên Thái Bình đã có những bước phát triển mạnh về kinh tế, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được phát triển kinh tế ở Thái Bình vẫn còn nhiều yếu kém như: kinh tế phát triển chưa bền vững, nhịp độ tăng trưởng thấp so với các tỉnh trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Sản xuất nông nghiệp chậm chuyển sang sản xuất hàng hóa, quy mô nhỏ lẻ phân tán, hiệu quả thấp. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ, chủ yếu là công nghiệp của địa phương, thiết bị công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu, trình độ tay nghề người lao động không cao, không có những điều kiện địa lí thuận lợi để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho đầu tư phát triển của địa phương cũng như cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề phục vụ công nghiệp. Do đó nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình