1. 2M ục tiêu nghiên cứ u
4.3.2 Ngưỡng oxy
Bảng 4.6 Ngưỡng oxy của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột và cá hương Ngưỡng oxy (mg/lít) Lần thí nghiệm Phôi Cá bột Cá hương I 1,3 1,2 2,2 II 1,25 1,15 2,25 III 1,35 1,1 2,3 Trung bình 1,3 ± 0,05 1,15 ± 0,05 2,25 ± 0,05
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: ngưỡng oxy của cá Sặc Rằn giảm dần theo các giai đoạn phát triển. Cá Sặc Rằn ở giai đoạn phôi có ngưỡng oxy là 1,3 mg/lít, kế đến là giai đoạn cá bột là 1,15 mg/lít và cao nhất là giai đoạn cá hương là 2,25 mg/lít.
Theo quy luật chung thì: cá càng nhỏ (non trẻ) thì ngưỡng oxy càng cao. Nhưng điều này chỉ đúng đối với những thí nghiệm xác định ngưỡng oxy ở những cá không có cơ quan hô hấp phụ. Đối với những cá có cơ quan hô hấp phụ thì kết quả thí nghiệm xác định ngưỡng oxy theo quy luật khác. Cụ thể là cá Sặc Rằn, khi đã hình thành cơ quan hô hấp phụ (ở cá hương) thì việc tiếp nhận oxy được thực hiện chủ yếu bằng cơ quan hô hấp phụ (tiếp nhận từ khí trời). Nhưng trong thí nghiệm xác định ngưỡng oxy được thực hiện trong bình kín nên cá hương cá Sặc Rằn không có điều kiện để tiếp nhận khí trời, cơ quan hô hấp phụ của cá trong trường hợp này không phát huy được tác dụng của nó. Như vậy, kết quả xác định ngưỡng oxy phải theo quy luật cao nhất là cá hương (có cơ quan hô hấp phụ), kế đến là phôi, thấp nhất là cá bột (khi chưa hình thành hoặc chưa hoàn chỉnh cơ quan hô hấp phụ).
Từ kết quả trên thấy được: oxy là yếu tố không thể thiếu và quyết định sự sống của cá, tình trạng sức khỏe, cũng như tất cả mọi hoạt động khác của cá. Vì vậy trong quá trình ương nuôi, sản xuất giống cá nhất thiết không cho phép sự thiếu hụt oxy xảy ra, nghĩa là không được để oxy trong môi trường nước đạt đến ngưỡng gây chết.
4.4 Cường độ hô hấp của phôi, cá bột và cá hương cá Sặc Rằn
Oxy là chất khí hòa tan quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật, đặc biệt là đối với thủy sinh vật. Nước là môi trường sống của cá, hệ số khuếch tán oxy trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với trong khí
trình hô hấp của cá là quá trình lấy khí oxy và thải ra khí cacbonic. Cá sống được cần có sự hô hấp, khi hô hấp cần phải có oxy, do đó oxy rất cần thiết cho sự sống của cá.
Verradski (1960) đã nhận xét rằng: “cuộc đấu tranh sinh tồn trong thủy quyền là cuộc đấu tranh giành lấy oxy”.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), giai đoạn cá còn nhỏ có ngưỡng oxy cao, cao nhất là giai đoạn phôi tự do và cá bột. Vì vậy phôi rất dễ bị chết nếu môi trường thiếu oxy. Cho nên oxy có liên quan rất lớn đến tỷ lệ sống của các loài cá nói chung và cá Sặc Rằn nói riêng. Để biết được lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết đối với các giai đoạn phát triển của cá Sặc Rằn như thế nào, thí nghiệm đã được tiến hành theo phương pháp bình kín để xác định lượng tiêu hao oxy của phôi tự do, cá bột và cá hương cá Sặc Rằn. Sau đây là kết quả thu được:
4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Thí nghiệm xác định cường độ hô hấp của cá giai đoạn phôi, cá bột, cá hương được thực hiện ở điều kiện môi trường tương đối ổn định về nhiệt độ và pH. Cụ thể nhiệt độ nước trong các thí nghiệm của phôi, cá bột, cá hương có giá trị tương ứng là : 27,5oC; 28oC và 27,5oC. pH của môi trường nước cho cá giai đoạn phôi, cá bột, cá hương đều có giá trị bằng 7,5. Các giá trịđó thuận lợi cho quá trình sống của cá.
4.4.2 Cường độ hô hấp
Kết quả xác định cường độ hô hấp của cá Sặc Rằn được trình bày ở bảng 4.7
Bảng 4.7 Cường độ hô hấp của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột và cá hương
Cường độ hô hấp (mgO2/g/giờ) Lần thí nghiệm Phôi Cá bột Cá hương I 2,3 1,35 1,1 II 2,1 1,30 1,2 III 2,2 1,25 1,15 Trung bình 2,2 ± 0,1 1,3 ± 0,05 1,15 ± 0,05
Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: cường độ hô hấp của cá Sặc Rằn ở các giai đoạn phát triển qua các lần thí nghiệm, thấp nhất là giai đoạn cá hương (trung bình là 1,15± mgO2/g/giờ), cao nhất là giai đoạn phôi có cường độ hô hấp nhiều nhất (trung bình là 2,2±0,1
mgO2/g/giờ) và giảm dần ở giai đoạn cá bột (trung bình là 1,3±0,05 mgO2/g/giờ). Điều này chứng tỏ lượng tiêu thụ oxy nhiều nhất là trước và sau khi nở, sau đó giảm dần. Đối với cá ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển thì nhu cầu về oxy cũng khác nhau. Nhất là giai đoạn khi cá còn nhỏ thì nhu cầu oxy càng cao và ngược lại.
4.5 Ngưỡng pH của phôi, cá bột và cá hương cá Sặc Rằn
pH tuy là yếu tố vô sinh nhưng rất quan trọng và quyết định đến chất lượng của trứng cá cũng như cá bột, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, hoạt động của cá cũng như sự phát triển của phôi. Vì nước là môi trường sống chủ yếu của cá nên mọi sự thay đổi của pH (pH quá thấp hay quá cao) đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và cá con. Vì khi pH quá thấp hay quá cao sẽ làm tê liệt chức năng trao đổi chất và làm biến tính lớp màng nhầy bên ngoài của tế bào, lúc này làm cho khả năng chịu đựng của cá con sẽ giảm đi đáng kể. Để biết được ngưỡng pH của phôi tự do, cá bột và cá hương cá Sặc Rằn, thí nghiệm đã được tiến hành và thu được các kết quả sau:
4.5.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Thí nghiệm xác định ngưỡng pH của cá giai đoạn phôi, cá bột, cá hương được thực hiện ở điều kiện môi trường tương đối ổn định về nhiệt độ và oxy. Cụ thể nhiệt độ nước trong các thí nghiệm của phôi, cá bột, cá hương có giá trị tương ứng là : 27,5oC; 28oC và 27,5oC. pH của môi trường nước cho cá giai đoạn phôi, cá bột, cá hương đều có giá trị bằng 7,5. Các giá trịđó thuận lợi cho quá trình sống của cá.
4.5.2 Ngưỡng pH
Kết quả xác định ngưỡng pH của cá Sặc Rằn được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8 Ngưỡng pH của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột và cá hương
Các giai đoạn phát triển Ngưỡng pH
Phôi Cá bột Cá hương
Ngưỡng trên 10 ± 0,2 10,5 ± 0,06 10,5 ± 0,15
Ngưỡng dưới 4,5 ± 0,06 4 ± 0,06 3,5 ± 0,1
Từ kết quả bảng 4.8 cho thấy: ngưỡng pH trên của cá Sặc Rằn ở giai đoạn phôi (có giá trị là 10), còn ở giai đoạn cá bột và cá hương là như nhau (có giá trị là 10,5). Giai đoạn phôi có ngưỡng pH trên thấp nhất, điều này chứng tỏ pH ảnh hưởng rất lớn đến các giai đoạn
quá thấp sẽ làm rối loạn các chức năng hoạt động của cá con, quan trọng hơn cả là hệ thần kinh (là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể) sẽ bị tê liệt do ảnh hưởng của pH, và chúng sẽ khó có khả năng phục hồi lại bình thường mọi hoạt động của cơ thể, khi đó cá hoạt động yếu đi và có khả năng bị chết.
Ở ngưỡng pH dưới của cá Sặc Rằn: cao nhất là ở giai đoạn phôi (với pH = 4,5). Ở giá trị này thì phần lớn cá không còn phát triển được, hơn 50% phôi cá đều chết. Cá Sặc Rằn ở giai đoạn cá bột có ngưỡng pH dưới thấp hơn giai đoạn phôi (pH = 4) và thấp nhất là giai đoạn cá hương (pH = 3,5). Từ kết quả này, thấy rằng ở giai đoạn phôi, cá Sặc Rằn chịu đựng kém với môi trường nước có pH thấp nhưng khi cá Sặc Rằn chuyển sang giai đoạn cá bột và cá hương thì sức chịu đựng với môi trường có pH thấp là khá tốt. Qua đó cho ta thấy khi cá càng nhỏ thì sức chịu đựng đối với môi trường có pH thấp và quá cao là kém hơn so với giai đoạn cá lớn hơn (giai đoạn bột, giai đoạn cá hương).
Kết quả thí nghiệm trên cũng phù hợp với nhận xét của Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009): khả năng thích ứng của cá con với pH là rất hạn chế, chỉ trong phạm vi hẹp. Cá sẽ chết khi môi trường có pH thấp và pH cao.
4.6 Ngưỡng độ mặn của phôi, cá bột và cá hương cá Sặc Rằn
Ngoài các yếu tố môi trường thì độ mặn cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Trong phần lớn các giai đoạn phát triển của cá, từ giai đoạn thụ tinh của trứng, phát triển của phôi và giai đoạn sinh trưởng của phôi sau đó là tùy thuộc vào độ mặn, những cá lớn hơn thì độ mặn cũng là một yếu tố để kiểm soát tăng trưởng như: tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, sự kích thích hormone….
Để biết được ngưỡng độ mặn của phôi tự do, cá bột và cá hương cá Sặc Rằn, thí nghiệm đã được tiến hành để nghiên cứu sựảnh hưởng này. Kết quả thu được:
4.6.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Thí nghiệm xác định ngưỡng độ mặn của cá giai đoạn phôi, cá bột, cá hương được thực hiện ở điều kiện môi trường tương đối ổn định về nhiệt độ và pH. Cụ thể nhiệt độ nước trong các thí nghiệm của phôi, cá bột, cá hương có giá trị tương ứng là : 27,5oC; 28oC và 27,5oC. pH của môi trường nước cho cá giai đoạn phôi, cá bột, cá hương đều có giá trị bằng 7,5. Các giá trịđó thuận lợi cho quá trình sống của cá.
4.6.2 Ngưỡng độ mặn
Bảng 4.9 Ngưỡng độ mặn (‰) của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột và cá hương Các giai đoạn phát triển Số lần lặp lại Phôi Cá bột Cá hương I 9,5 11 12,5 II 10 11,5 12 III 10 11 12,5 Trung bình 9,83 ± 0,3 11,17 ± 0,3 12,33 ± 0,3
Kết quả ở bảng 4.9 cũng cho thấy: ở giai đoạn cá hương của cá Sặc Rằn chịu đựng được ở độ mặn cao (12,33‰), tiếp theo là giai đoạn cá bột (11,17‰) và thấp nhất đó là giai đoạn phôi (9,83‰).
Cá càng lớn thì khả năng chịu đựng được môi trường có độ mặn cao tốt hơn khi cá còn nhỏ là do các cơ quan trong cơ thể cá đã được hoàn chỉnh hơn nên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào cũng tốt hơn nên hạn chế được lượng ion đi vào tế bào vì thế mà tế bào ít bị mất nước, do đó có thể sống được trong môi trường có độ mặn cao hơn so với cá ở giai đoạn còn nhỏ.
Độ mặn phù hợp cho sự phát triển tốt nhất dao động trong khoảng từ 8-20‰, nhưng không phải tất cả đều theo quy luật đó mà có sự liên quan đến cường độ trao đổi chất cơ bản thấp nhất mà chúng có thể duy trì.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận
Thu được một số dẫn liệu về khả năng thích ứng với môi trường của cá Sặc Rằn ở các giai đoạn phôi, cá bột và cá hương:
1. Nhiệt độ không sinh học của cá Sặc Rằn ở giai đoạn phôi tự do là 9,14±0,2. 2. Ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá Sặc Rằn ở các giai đoạn:
Phôi là 41±0,3oC và 11,5oC. Cá bột là 41,5oC và 11,5±0,3oC. Cá hương là 41,5±0,5oC và 10±0,3oC.
3. Ngưỡng oxy trung bình của cá Sặc Rằn qua các giai đoạn: Phôi tự do là 1,3±0,05 mg/lít.
Cá bột là 1,15±0,05 mg/lít. Cá hương là 2,25±0,05 mg/lít.
4. Cường độ hô hấp trung bình của cá Sặc Rằn: Giai đoạn phôi là 2,2±0,1 mgO2/g/giờ
Giai đoạn cá bột là 1,3±0,05 mgO2/g/giờ Giai đoạn cá hương là 1,15±0,05 mgO2/g/giờ
5. Ngưỡng pH trên và dưới của cá Sặc Rằn qua các giai đoạn: Phôi là 10±0,2 và 4,5±0,06
Cá bột là 10,5±0,06 và 4±0,06 Cá hương là 10,5±0,15 và 3,5±0,1
6. Ngưỡng độ mặn trung bình của cá Sặc Rằn ở giai đoạn: Phôi là 9,83±0,3‰
Cá bột là 11,17±0,3‰ Cá hương là 12,33±0,3‰
5.2 Đề xuất
Nghiên cứu bổ sung chỉ tiêu sinh lý, sinh thái vào giai đoạn trước sau cá hương (cá giống) của cá Sặc Rằn.
Nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác như: dinh dưỡng, sinh sản,... trên đối tượng cá Sặc Rằn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ.
Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. NXB Nông Nghiệp, Tp HCM.
Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa Thủy Sản, ĐHCT. Dương Tuấn, 1981. Sinh lý học động vật và cá. Đại học Hải sản, Nha Trang.
Dương Tấn Lộc, 2001. Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, 1995. Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ – Sở Khoa học công nghệ và môi trường An Giang.
Phạm Văn Khánh, 2005. Quy trình công nghệ sản xuất giống cá Sặc Rằn – Tuyển tập quy trình công nghệ sản xuất giống thủy sản, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980. Một số đặc điểm sinh học cá Sặc Rằn
(Trichogaster pectoralis). Báo cáo khoa học.
Nguyễn Thị Ngọc Thúy, 1998. Nâng cao hiệu quả của việc kích thích sinh sản và ương nuôi cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis) đến giai đoạn 30 ngày tuổi. LVTNĐH, Khoa Thủy Sản ĐHCT.
Đặng Ngọc Thanh, 1974. Thủy sinh học đại cương. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành, 1994. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản, ĐHCT.
Dương Nhựt Long, 1999. Kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản, ĐHCT.
Lê Như Xuân, 1993. Nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thịt cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – phần Nuôi trồng thủy sản, ĐHCT.
Lê Như Xuân, 1997. Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn
(Trichogaster pectoralis Regan, 1910). Luận văn cao học ngành NTTS.
Lê Tuyết Minh, 1997. Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cá trê vàng, trê phi và trê lai nuôi thương phẩm ởĐBSCL. Luận án thạc sĩ ngành NTTS.
Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên, 1979. Ngư loại học. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Nguyễn Duy Khoát, 1995. Sổ tay nuôi cá gia đình, NXB Nông Nghiệp.
Nguyễn Văn Bé, 1995. Giáo trình thủy hóa học. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.
Trần Văn Vỹ, 1995. Thức ăn tự nhiên của cá. NXB Nông Nghiệp.
Thông tin chuyên đề thủy sản – Kỹ thuật nuôi cá ao, 1994. Sở khoa học công nghệ và môi trường An Giang.
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học phần nuôi trồng thủy sản, 1993. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Trình, 1997. Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB Khoa học và kỹ thuật.
Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết sinh học sinh sản cá, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Châu Thị Hoàng Điệp (2000). Nghiên cứu khả năng tái thành thục sinh dục của cá Sặc Rằn trong điều kiện nuôi vỗ ở vùng Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần Thơ.
Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
Chung Lân, Lý Hữu Quảng, Trương Tùng Đào, Lưu Gia Chiến, Trần Phấn Xương, 1969. Sinh vật học và sinh sản các loài cá nuôi, NXB Hà Nội.
Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Huỳnh Trường Giang, 2006. Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản.
Nicolski. G.V, 1963. Sinh thái học cá. Nhà xuất bản Đại học Hà Nội. Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng, Mai Đình Yên dịch.
I.F.Pravdin, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Phạm Thị Minh Giang dịch.
Nguyễn Đình Giậu, Nguyễn Chi Mai và Trần Việt Hồng, 1999. Sinh lý học người và động vật. Tủ sách trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Hora S.L. and T.V.R. Pillay, 1962. Handbook on fish culture in the Pacific Region. Fish