Giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu đánh giá tác động tới môi trường trong các giai đoạn thi công (Trang 41 - 42)

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

4.1.3Giai đoạn hoạt động

Sau khi xây dựng xong tuyến đường Vạn Phúc I , khai thác sử dụng công trình chủ yếu phục vụ giao thông vận tải qua Quận Hà Động. Giai đoạn này có biện pháp giảm thiểu như sau:

4.1.3.1 Biện pháp giảm thiểu môi trường không khí

Khi cơ sở hạ tầng càng tốt, thì mật độ giao thông càng lớn hơn so với giao thông hiện nay khu vực, vì vậy áp dụng các biện pháp giảm thiểu như sau:

+ Trồng cây xanh theo đúng thiết kế hai bên vỉa hè của tuyến đường nhằm ngăn chặn bụi, tiếng ồn và chất thải khí từ phương tiện giao thông như : CO, SO2, NOx.

+ Tuyến đường thường xuyên vệ sinh, quét dọn sạch sẽ theo quy định của công ty môi trường đô thị.

+ Bố trí phân luồng, đặt biển báo hợp lý giữa đường Vạn Phúc I và các đường dân sinh của khu vực theo quy định .

4.1.3.2 Biện pháp giảm thiểu môi trường nước

Trong ngày nắng bình thường, tuyến đường vạn phúc I cũng như mọi tuyến đường không có yếu tố nào gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Tuy nhiên khi có mưa, nước mưa bề mặt trên tuyến đường từ nền đường đến vỉa hè hai bên của tuyến đường sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, đặt biệt là nguồng nước mặt. Các biện pháp khắc phục và giảm thiểu như sau:

+ Định kỳ kiểm tra hệ thống thoát nước mưa dọc hai bên đường Vạn Phúc I, nhất tại các hố ga thường xuyên kiểm tra và lấy cặn lắng ở đáy hố ga, tránh hiện tượng đầy gây tắc nghẽn, ngập lụt cục bộ.

+ Khi có mưa xảy ra, cơ quan có chức năng quản lý và vệ sinh tuyến đường này phải cử công nhân túc trực để giải quyết những nơi gây ngập cục bộ như khơi thông, vớt rác hệ thống cống rãnh thoát nước.

+ Giáo dục tuyên truyền ý thức của người dân vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra đường, đặc biệt là túi ni lông sau khi dùng là nguyên nhân số 1 gây tắc nghẽn hệ thống cống rănh thoát nước.

4.1.3.3 Các biện pháp giảm thiểu khác

Khi tuyến đường hoạt, chắc chắn sẽ có hư hỏng cần phải sửa chữa, nhưng thực tế không đánh giá được khối lượng, không gian và thời gian hư hỏng của tuyến đường. Tuy nhiên cũng có một số giải pháp như sau:

+ Quá trình khai thác địa phương luôn sẵn phương án duy tu bảo dưỡng.

+ Kết hợp với đoạn quản lý sửa chữa đường bộ I để nâng cao khai thác của công trình.

+ Cấm các loại xe quá tải cho phép đi qua tuyến đường.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động tới môi trường trong các giai đoạn thi công (Trang 41 - 42)