Mô phỏng SC/FDE

Một phần của tài liệu Kĩ thuật điều chế FDMA, ứng dụng FDMA và OFDM trong mạng di động 4G (Trang 88 - 91)

Hình 4.1: Sơ đồ khối của mô phỏng SC/FDE

Hình 4.2: Sơ đồ khối của mô phỏng OFDM

Hình 4.1 và 4.2 là sơ đồ mô phỏng cho SC/FDE và OFDM. Ta có thể thấy sự tương đương của hai hệ thống: chúng đều sử dụng cùng các khối xử lý tín hiệu giống nhau. Hình 4.3, 4.4, 4.5 là kết quả mô phỏng sử dụng các mô hình trong Hình 4.1 và 4.2. Mô phỏng tính tỷ lệ lỗi symbol (SER) để đo lường hiệu suất.

Hình 4.3 cho thấy hiệu suất SER của hệ thống SC/FDE với các phương pháp cân bằng kênh khác nhau. Ta có thể thấy bộ cân bằng MMSE cho hiệu suất tốt hơn vì nó có thể chống lại nhiễu trong suốt quá trình cân bằng. Các phương pháp cân bằng tiên tiến khác, như cân bằng hồi hiếp quyết định (DFE) và cân bằng nhanh (turbo), có thể cho hiệu suất gần giống với truyền trên kênh AWGN.

Hình 4.3: Hiệu suất SER của hệ thống SC/FDE với các loại cân bằng khác nhau

Hình 4.4: So sánh hiệu suất SER giữa SC/FDE và OFDM; cân bằng MMSE được sử dụng

Hình 4.4 so sánh hiệu suất SER giữa SC/FDE và OFDM. Đối với kênh truyền AWGN, ta có thể thấy chúng có hiệu suất tương đối giống nhau. Với kênh truyền đa đường, ta có thể thấy SC/FDE tốt hơn OFDM nhờ sự phân tập tần số vốn có của nó. Điều này có thể dễ thấy hơn trong kết quả mô phỏng với kênh Vehicular A khi fading chọn tần số rất mạnh. Như đã đề cập, hệ thống OFDM cần một kỹ thuật mã hóa kênh và điều chế tương thích

tốt để khắc phục hạn chế này.

Hình 4.5: Hiệu suất SER khi không có CP; kênh Vehicular và cân bằng MMSE được sử dụng

Hình 4.5 cho thấy ảnh hưởng của việc không sử dụng CP. Trong cả hai trường hợp SC/FDE và OFDM, hiệu suất giảm xuống đáng kể khi SNR cao với độ dài của CP bằng không. Điều này minh họa cho vai trò quyết định của CP trong sự có mặt của kênh truyền đa đường.

Một phần của tài liệu Kĩ thuật điều chế FDMA, ứng dụng FDMA và OFDM trong mạng di động 4G (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w