Phương pháp điều chế đơn sóng mang

Một phần của tài liệu Kĩ thuật điều chế FDMA, ứng dụng FDMA và OFDM trong mạng di động 4G (Trang 52 - 54)

Hình 3.1: Biểu diễn phổ tín hiệu trong miền thời gian

Trong phương pháp điều chế đơn sóng mang , dòng tín hiệu truyền đi trên toàn bộ trên băng tần B, có nghĩa là tần số lấy mẫu của hệ thống bằng độ rộng băng tần và mỗi tín hiệu có độ dài là :

Tsc = 1/B

Trong thông tin vô tuyến băng rộng , kênh vô tuyến thường là kênh phụ thuộc tần số . Tốc độ lấy mẫu ở thông tin băng rộng sẽ rất lớn, do đó chu kì lấy mẫu Tsc sẽ rất nhỏ. Vì vậy, phương pháp điều chế sóng mang đơn có những đặc điểm sau:

Ảnh hưởng của nhiễu lên tín hiệu ISI (Intersymbol Interferece) gây ra bởi hiệu ứng phân tập đa đường đối với tín hiệu thu là rất lớn. Điều này được giải thích do độ dài của một mẫu tín hiệu Tsc là rất nhỏ so với tín hiệu điều chế đa sóng mang . Do vậy ảnh hưởng của trễ truyền dẫn có thể gây nhiễu lên tín hiệu ISI ở nhiều mẫu tín hiệu thu. Có 5 loại nhiễu trong thông tin vô tuyến:

1. Gaussian Noise (Nhiễu Gausian)

2. Interchanel Interference (Nhiễu liên kênh) 3. Co-chanel Interference (Nhiễu đồng kênh)

4. Inter-symbol Interference (Nhiễu giữa các kí tự ISI) 5. Multiple Access Interference (Nhiễu truy cập)

Ảnh hưởng của sự phụ thuộc kênh truyền theo tần số là rất lớn đối với hệ thống. Do băng rộng kênh phụ thuộc và tần số.

Hai lí do nêu trên làm cho bộ cân bằng kênh và lọc nhiễu ở máy thu là phức tạp.

Phương pháp điều chế đơn sóng mang hiện nay vẫn được sử dụng chủ yếu tỏng thông tin băng hẹp như hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM. Trong thông tin băng rộng, phương pháp điều chế đa sóng mang ra đời để cải thiện các nhược điểm trên.

Một phần của tài liệu Kĩ thuật điều chế FDMA, ứng dụng FDMA và OFDM trong mạng di động 4G (Trang 52 - 54)