Nối đất trong trạm biến áp:

Một phần của tài liệu giao trinh cung cap dien (Trang 47 - 48)

X H= S cđm

5.8.1. Nối đất trong trạm biến áp:

Hệ thống nối đất hay còn gọi là hệ thống tiếp địa trong trạm biến áp thực hiện cả 3 chức năng : làm việc, chống sét, an toàn.

Quy phạm quy định về trị số điện trở nối đất Rđ của hệ thống nối đất như sau ( đối với vùng đồng bằng )

Với trạm BAPP : Rđ ≤ 4 (Ω)

Với trạm BATG điện áp Uđm ≤ 35(kV) : Rđ ≤ 1 (Ω) Với trạm BATG điện áp Uđm ≥ 110 (kV) : Rđ ≤ 0,5 (Ω)

Kết cấu hệ thống của trạm biến áp như sau:

Người ta sử dụng cọc sắt góc L70 x 70 x 7 hoặc L60 x 60 x 6 dài 2,5 m đóng ngập sâu xuống đất 0,7 m, các cọc này được nối với nhau bằng cách hàn vào thép thanh 40 x 4 mm ở độ sâu 0,8 m, hai cọc gần nhất đảm bảo khoảng cách a ≥ 2,5 m, tạo thành mạch vòng xung quanh trạm.

UtbIN = IN = ZN ΔPN U2 đmB UN U2 đmB ZB = 106 + 104 n.S2 đmB n.SđmB

Với trạm treo đặt ở hè phố, do bề ngang hè phố hẹp, không thể thực hiện hệ thống nối đất mạch vòng kín thì dùng hình tia nối đất.

Việc nối đất từ các thiết bị trong trạm vào hệ thống nối đất được thực hiện như sau: Từ hệ thống nối đất làm sẵn 3 đầu nối ( còn gọi là con bài ).

1. Trung tính máy biến áp nối vào 1 con bài bằng dây đồng mềm có tiết diện tối thiểu 95 mm2 → M - 95

2. Đuôi của 3 chống sét van nối với nhau và nối với 1con bài của hệ thống nối đất bằng dây thép Ф 10

3. toàn bộ các phần bằng sắt của trạm ( cổng sắt, xà sắt, vỏ biến áp, vỏ tủ phân phối, cửa sắt ) nối vào 1 con bài bằng thép Ф 10.

Một phần của tài liệu giao trinh cung cap dien (Trang 47 - 48)