Mở rộng quan hệ đối tác

Một phần của tài liệu Trình bày hoạt động gia công quốc tế trong ngành may mặc. Nhận xét hoạt động gia công ngành may mặc ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

Theo bản chất, hoạt động gia công may mặc quốc tế cần phải có đối tác là các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công nghệ và nhận tiêu thụ sản phẩm sau khi sản xuất ra. Như vậy, quan hệ đối tác là một phần rất quan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển hay suy thoái của hoạt động gia công quốc tế. Đối tác đóng vai trò nhà bảo trợ, cung cấp nguyên vật liệu và công nghệ đầu vào, đồng thời là thị trường, là khách hàng đầu ra. Để có thể phát triển hoạt động, các doanh nghiệp cũng như Nhà nước cần phải chú ý duy trì quan hệ tốt với các doanh nghiệp quốc tế hiện tại, đồng thời mở rộng quan hệ đối tác với các doanh nghiệp mới.

Về phía Nhà nước, các Bộ và các cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm cần chú ý xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động liên kết giữa Việt Nam và các nước đối tác. Xúc tiến thương mại là hoạt động Bộ công thương tìm kiếm các cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng chuyển các sản phẩm may mặc từ thị trường trong nước ra thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc. Để đạt hiệu quả cao, xúc tiến thương mại phải được thể hiện trong các chính sách của Bộ, phải được thể hiện một cách linh hoạt và cụ thể. Bộ công thương cần có hướng dẫn cho các doanh nghiệp xây dựng được mô hình quản lý trung thực, giới thiệu phổ biến rộng rãi trong cả nước, giữ gìn và bảo vệ quyền lợi, lợi ích và đặc quyền chính của doanh nghiệp. Phát triển cơ sở dữ liệu bao gồm việc tập hợp các thông tin liên quan đến hàng may mặc, phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ cần tổ chức tham gia và tiến hành các khoá đào tạo, hội thảo về các chủ đề liên quan đến xuất khẩu hàng may mặc ở trong nước và ngoài nước, tham gia vào các hoạt động của các tổ chức Chính phủ nhằm cập nhật thông tin chính sách kịp thời. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ kinh doanh với các công ty nước ngoài. Xây

dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có ngành may mặc phát triển, với công nghệ sản xuất hiện đại, lao động có tay nghề cao, làm việc trong môi trường và điều kiện tốt, tổ chức các hoạt động đào tạo giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, kiến thức và kỹ năng tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong ngành may mặc.

Hiệp hội may mặc cần tăng cường hoạt động quảng bá, đưa các sản phẩm may mặc tham gia chương trình thương hiệu quốc qia và tích cực tham gia hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp phải cùng với các hiệu hội tích cực tham gia thương thảo tại các hội nghị WTO liên quan đến hàng dệt may. Chính từ những cuộc đàm phán này có thể giảm bớt được khả năng bị Mỹ và EU áp đặt các biện pháp bảo hộ với hàng dệt may với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng, thúc đẩy thương mại hàng dệt may phát triển tự do và công bằng hơn. Đồng thời cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp dệt may về WTO. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hoạt động thương mại của Việt Nam phải tuân thủ những qui định của WTO. Như vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp tránh bỡ ngỡ cũng như tránh việc vi phạm các điều khoản đã cam kết, Nhà nước cần có biện pháp tăng cường tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp về các quy định của WTO cũng như lộ trình hoặc chính sách áp dụng riêng cho Việt Nam trong điều kiện Việt Nam mới gia nhập ( như các điều khoản về xuất xứ, khả năng bị áp dụng các biện pháp tự vệ, bãi bỏ trợ cấp trong nước đối với hàng dệt may,…).

Về phía các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần chủ động đưa ra các chính sách hợp lý, tăng cường giao lưu, tìm kiếm và thỏa hiệp với các đối tác cả mới lẫn cũ để liên tục mở rộng quan hệ của mình. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nắm bắt được thời cơ mà chính phủ đã tạo ra cho các doanh nghiệp để có thể tận dụng và biến các thời cơ này thành thành công, thành hợp đồng mang lại lợi nhuận cho công ty và cho cả đất nước.

Một phần của tài liệu Trình bày hoạt động gia công quốc tế trong ngành may mặc. Nhận xét hoạt động gia công ngành may mặc ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w