3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Mô hình thí nghiệm
Hiện nay trên thế giới có 2 nghiên cứu thực nghiệm chính về giảm chấn chất lỏng (TLD) với 2 mô hình thí nghiệm trên bàn rung nhƣ sau:
Mô hình thứ 1: Thí nghiệm bản thân thùng TLD để đánh giá các đặc tính động lực của TLD qua khảo sát chuyển động văng té của chất lỏng bên trong thùng so với mô phỏng số chuyển động dòng chất lỏng (Jin Kyu Yu 1997, M.J Tait 2005…).
Mô hình này nhằm khảo sát chuyển động của dòng chất lỏng, tác động của dòng chất lỏng với kết cấu. Điển hình là mô hình dòng chất lỏng trên cơ sở phƣơng trình sóng nƣớc nông đƣợc đặc trƣng khi sử dụng phƣơng pháp lựa chọn ngẫu nhiên (mô hình RCM) là phƣơng pháp đƣợc đề xuất bởi Gardarsson và Yeh (1994)[84].
Mô hình thứ 2: thí nghiệm hệ tƣơng tác kết cấu đơn bậc tự do và TLD. Mô hình kết cấu này với sự mô phỏng của kết cấu khi có và không có TLD nhằm đánh giá hiệu quả giảm dao động của TLD cho kết cấu.
Hình 4.3: Mô hình tương tác giữa TLD và kết cấu chịu tác động của chuyển động theo phương ngang
Hình 4.4: Mô hình tương tác giữa TLD và kết cấu chịu tác động của
chuyển động xoay
Trên cơ sở các mô hình thí nghiệm đƣa ra, tác giả luận án kiến nghị sử dụng thí nghiệm hệ tƣơng tác chịu tác động của chuyển động theo phƣơng ngang (hình 4.3). Thí nghiệm
này phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu ứng dụng giảm chấn chất lỏng để kiểm soát dao động cho kết câu. Phân tích lý thuyết ứng xử của kết cấu khi có và không có gắn giảm chấn chất lỏng TLD sử dụng hàm ứng xử tần số thiết lập cho hệ tƣơng tác gồm kết cấu và nhiều TLD chịu tác động kích động của hàm điều hòa cần thiết có thêm một cơ sở dữ liệu nhằm đối chứng để có thể đánh giá giá trị của việc phân tích, thiết lập. Do vậy việc sử dụng thiết bị bàn rung là khá phù hợp cho mục đích đánh giá ứng xử của kết cấu làm cơ sở dữ liệu đối chiếu với kết quả phân tích lý thuyết.