2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM
2.2.2 Thách thức
Những tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam về kiểm soát lạm phát, nhập siêu, tỷ giá và giá dự trữ quốc gia tương đối ổn định là động lực tốt và tạo dựng niềm tin của người dân, doanh nghiệp về triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, về nhiều mặt, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013, nhất là trong nửa đầu năm, sẽ còn khó khăn hơn cả năm 2012 do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tai chính và suy thoái toàn cầu ,sức ép và khó khăn về nợ xấu, thanh khoản của các ngân hàng thương mại, việc hạ lãi suất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp, làm ấm thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản; duy trì tốc độ tăng trưởng, kiềm chế vững chắc lạm phát, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách, tăng thu hút FDI, giảm thất nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội… Việt Nam cũng đối diện với bài toán cần có đủ các kịch bản và hệ thống giải pháp hữu hiệu thúc đẩy tái cấu trúc để duy trì tăng trưởng kinh tế theo yêu cầu bền vững.
Những thách thức :
- Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 dự báo vào khoảng 4.8% ( theo Barclays )
trong khi các năm trước đó là 7-8%. Còn các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng âm, thì tốc độ tăng trưởng của họ trước khủng hoảng chỉ là từ 2% đến 5%. Nếu không có biện pháp thích ứng, nguy cơ sẽ đẩy Việt nam không dành lại vị thế ‘hổ châu Á’ về tốc độ tăng trưởng.
- Khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ làm giảm nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức
cho Việt Nam. Cụ thể, tổng số tiền cam kết của các đối tác phát triển "chốt" cho Việt Nam trong năm 2013 là 6,485 tỷ USD (gần 6,5 tỷ USD) – so với con số gần 7.4 tỷ USD năm 2012. Đây cũng là một điều dễ hiểu, và nếu tình trạng khủng hoảng cứ tiếp tục kéo dài như hiện nay, Việt Nam sẽ phải có những giải pháp lâu dài để đối phó với tình trạng vốn ODA giảm liên tục trong các năm qua.
- Khủng hoảng kinh tế sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các DN
vừa và nhỏ, trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận với khoa học công nghệ mới. Điều này có thể dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, do đó có thể dẫn tới làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.Từ đó có thể làm nảy sinh các vấn đề xã hội và làm giảm tiêu dùng. Điều này lại tác động trở lại đối với sự tăng trưởng kinh tế-xã hội theo hướng tiêu cực như : gia tăng tỉ lệ đói nghèo, đời sống của người dân khó khăn hơn, tệ nạn xã hội gia tăng, …..
- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa
nhằm bảo vệ năng lực cạnh tranh về giá cả trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thay đổi cấu trúc sâu sắc hơn trong sản lượng công nghiệp và quyền sở hữu, đòi hỏi
tăng hiệu suất đầu tư, tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế, bao gồm hạ tầng hữu hình, các thể chế pháp lý, hệ thống tài chính, các hệ thống y tế và giáo dục.
- Cơ cấu lại và hoàn thiện thể chế giám sát hệ thống tài chính tiền tệ, nhất là các ngân hàng này bao gồm rất nhiều ngân hàng tư nhân và cả ngân hàng nước ngoài, thị trường chứng khoán, bất động sản trở thành yêu cầu bức bách và cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định kinh tế - xã hội.