2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM
2.3.4 Ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến Việt Nam
Tác động tích cực:
Một là, vốn vay nước ngoài (hầu hết là vốn ODA) được đưa vào đầu tư nhà nước, trước hết là nguồn vốn đầu tư công cộng, đã và đang là nguồn chủ yếu tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.
Khoa học kinh tế học của sự phát triển cũng như kinh nghiệm của các nước đang phát triển đều cho thấy để phát triển nhanh và bền vững, thực hiện được các chương trình công nghiệp hoá dài hạn, cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng gồm đường xá, bến cảng, năng lượng, bưu điện và thông tin liên lạc, các công trình thuỷ lợi, khai hoang... Đây đều là những dự án đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng lại có khả năng sinh lời thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu. Do đó trong giai đoạn đầu phát triển, các thành phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, vừa không muốn tham gia đầu tư, vừa không có đủ tiềm lực vốn để đầu tư. Vì vậy, chỉ có Nhà nước, thông qua đầu tư công cộng bằng nguồn vốn lớn huy động tập trung vào ngân sách và viện trợ nước ngoài mới có thể thực hiện các đầu tư này. Hai là, vốn vay nước ngoài cùng với đầu tư nhà nước là nguồn chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và các ngành cần nhiều vốn khác, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các đầu vào để phát triển các ngành kinh tế khác
Ba là, vốn vay nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, tác động tích cực tới công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn.
Bốn là, vốn vay nước ngoài tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển dịch vụ công cộng, y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật...
Năm là, vốn vay nước ngoài tham gia với đầu tư nhà nước có tác dụng kích thích đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong giai đoạn kinh tế trì trệ.
Tác động tiêu cực:
Tăng gánh nặng nợ cho toàn thể dân số khi mà quy mô nợ nước ngoài ngày càng tăng cao qua các năm. Theo ước tính thì mỗi người VN hiện đang nợ 1500 USD nước ngoài.
Tăng nguy cơ phụ thuộc vào chủ nợ nước ngoài không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả chính trị và xã hội.
Ảnh hưởng tới công tác xóa đói giảm nghèo: Gánh nặng nợ tăng lên một cách đáng lo ngại và tất cả những điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chuyện Việt Nam thực hiện cam kết thiên niên kỷ. Có thể một loạt những người đã vượt qua ngưỡng này, thì với tình hình biến động có thể sẽ bị thụt xuống, đang từ hết ngưỡng nghèo thì bị đói nghèo trở lại.
Nợ nước ngoài cao ảnh hưởng đến dịch vụ xã hội : Gánh nặng vay nợ gia tăng cộng với thiếu sự bù đắp từ ngoại hối có thể dẫn đến các biện pháp như tăng thuế, tăng vay nợ và giảm đầu tư cho các chương trình phát triển xã hội