Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà (Trang 44 - 49)

1. Khái quát về Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà

1.2. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà

Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà

1.2.1. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ vào yêu cầu của hình thức sản xuất kinh doanh là gia công, CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm - Xí nghiệp giày Phú Hà đã hoàn thiện dần bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn và cũng hiệu quả hơn. Xí nghiệp thực hiện việc quản lý theo chế độ một thủ trưởng có sự chỉ đạo sát xao từ trên xuống dưới. Bộ Máy quản lý

của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm - Xí nghiệp giày Phú Hà gồm các phòng ban sau: - Giám đốc - Phòng tổ chức hành chính - Phòng xuất nhập khẩu - Phòng kế toán tài vụ

- Phòng kỹ thuật – cơ điện và xây dựng cơ bản

Mối liên hệ giữa các bộ phận trong Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau: (trang bên)

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của CNCTCPCNTMĐT - Xí nghiệp giày Phú Hà

- Các phòng ban thực hiện các chức năng theo quy định và chụi trách nhiệm trước Giám đốc.

Các phân xưởng tổ chức sản xuất sản phẩm hoặc chia ra các tổ sản xuất theo chức năng, nhiệm vụ hay tính chất công việc. Các phân xưởng tổ chức theo các tổ sản xuất và chụi trách nhiệm với giám đốc về công việc của mình. 1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Mỗi một bộ phận của Xí nghệp được phân những nhiện vụ khác nhau. Tuy nhiên để hoạt động có hiệu quả thì đòi hỏi các bộ phận cần có sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc.

a. Giám đốc

Giám đốc là người trực tiếp chỉ huy phòng Tài Vụ, phòng xuất khẩu, phong kỹ thuật xây dựng cơ bản , phòng tổ chức hành chính. Giám đốc cũng là người chụi thách nhiệm chính trước Nhà nước và các cơ quan chủ quản về hoạt động của xí nghiệp.

b. Phòng tổ chức hành chính

Chức năng chủ yếu của phòng là tổ chức - quản trị bao gồm: - Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động tiền lương; - Tổ chức kiện toàn bộ máy;

- Lập kế hoạch công tác, báo cáo thường kỳ, báo cáo tổng hợp; - Tiếp khách, phục vụ hội nghị và các cuộc họp;

- Quản lý con dấu , hồ sơ, công văn, mua sắm, thiết bị văn phòng; - Quản lý công tác bảo vệ, vệ sinh công nghiệp tạp vụ, nấu ăn; - Tuyển dụng và đào tạo;

- Quản lý theo dõi thực hiện lao động tiền lương, tiền thương; - Khen thưởng, thi đua, xử lý kỷ luật.

Chức năng của phòng là làm các thủ tục xuất nhập khẩu, bao gồm các nhiệm vụ chính sau:

- Làm các thủ tục xuất nhập khẩu vật tư máy móc, hàng hoá, nguyên vật liệu, thực hiện việc kiểm tra hàng hoá và tiến hành giao nhận hàng hoa xuất nhập khẩu;

- Lập hợp đồng gia công nếu có;

- Theo dõi quá trình thực hiện và làm các thủ tục thanh lý, thanh khoản. d. Phòng kế toán tài vụ

Chức năng của phòng kế toán tài vụ là làm các công việc liên quan đến tài chính, bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép, phản ánh thông tin, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp và đề xuất các biện pháp phát triển;

- Bảo vệ, lưu trữ sổ sách và tài liệu kế toán, báo cáo thường kỳ và định kỳ; - Phổ biến và thi hành các thể lệ kế toán tài chính, kiểm tra và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh về mặt tài chính, định mức tiền mặt tín dụng và các hợp đồng kinh tế;

- Kiểm kê đánh giá lại tài sản, giải quyết tình trạng thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản nợ và thiệt hại, dự đoán vốn và quản lý vốn;

- Thu tiền mặt và quản lý quỹ.

e. Phòng kỹ thuật – cơ điện và xây dựng cơ bản - Kiểm tra sửa chữa trang thiết bị máy móc; - Thiết kế ban hành các quy định về điện;

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiêu hao nguyên vật liệu, định bậc kỹ thuật, xác định trách nhiệm quản lý lắp đặt và tổ chức sửa chữa trang thiết bị;

- Phối hợp đào tạo nâng cao tay nghề, tổ chức thông tin kỹ thuật nghiên cứu, triển khai mẫu mã và quản lý chất lượng sản phẩm.

1.2.2. Nguồn nhân lực

1.2.2.1. Cơ cấu lao động

Tham gia kinh doanh trong ngành nghề thu hút lượng lớn lao động như ngành giày da, CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động, trước hết là cho lao động địa phương tỉnh Hà Tây và cho các vùng lân cận khác. Hiện tại, Xí nghiệp có khoảng hơn 150 cán bộ làm công tác quản lý được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và một lượng lớn công nhân lao động phổ thông được tuyển dụng từ các khu vực lân cận. Số công nhân phổ thông đó làm việc tại các phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp. Ban đầu khi mới thành lập CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà của có khoảng 450 công nhân cộng thêm khoảng 10 người làm công tác quản lý, đến năm 2006 con số này đã lên đến 1550 người và cho đến nay (năm 2007) số lượng người lao động của Xí nghiệp đã tăng lên khoảng 1800 người. Hàng năm Xí nghiệp còn tuyển dụng thêm rất nhiều công nhân, đó là do khối lượng công việc ngày một nhiều đòi hỏi Xí nghiệp phải tuyển dụng một lượng lớn lao động . Trong số lao động phổ thông của Xí nghiệp, chiếm đại đa số là những lao động nữ giới (năm 2006 chiếm 96%, năm 2007 chiếm 96,7%) còn số lao động là nam giới chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Những công nhân làm việc tại Xí nghiệp giày Phú Hà còn rất trẻ, độ tuổi của công nhân biến động từ 18 đến 45 tuổi. Bảng sau đây sẽ cho thấy cơ cấu lao động tại các xưởng sản xuất xét theo tiêu chí giới tính:

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w