3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam
3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh quốc tế
3.2.1. Môi trường chính trị
Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam rất rộng lớn trên 106 quốc gia. Môi trường chính trị của mỗi quốc gia lại rất khác nhau, có thể đem lại những cơ hội hoặc những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, hiểu và kiểm soát được môi trường này là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp tại thị trường quốc tế. Mỗi doanh nghiệp thâm nhập vào nước nào đó đều cố gắng thích nghi với môi trường chính trị của nước đó nhằm gia tăng nhanh chóng thị phần của doanh nghiệp mình và tránh những rủi ro có thể gặp phải.
Môi trường chính trị của Việt Nam khá ổn định do vậy tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư. Đông thời, việc Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới hệ thống pháp lý sao cho phù hợp với những quy định
của Tổ chức thương mại thế giới. Cũng từ đó quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước khác trong WTO sẽ có điều kiện mở rộng. Điều này có tác động rất tích cực đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giày dép nó riêng.
3.2.2. Môi trường kinh tế
Sự phát triển kinh tế của mỗi thị trường là một trong những yếu tố đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường đó. Một nền kinh tế phát triển cũng có nghĩa là quy mô thị trường của nó khá lớn, cơ hội cho các nhà xuất khẩu giày dép là rất nhiều. Nói như vậy không có nghĩa là một doanh nghiệp xuất khẩu giày dép không thể thành công khi thâm nhập vào một nền kinh tế kém phát triển vì ở thị troờng đó sẽ có những ngách thị trường để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Điều quan trọng để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng giày dép có thể đi đến thành công là làm sao phải xác định được đúng đoạn thị trường mà mình có khả năng đáp ứng tốt nhất.
Khi thâm nhập vào một thị trường mới, điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần chú ý là phải xác định xem nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường, nền kinh tế chỉ huy hay nề kinh tế hỗn hợp để từ đó đưa ra các quyết định có nên đầu tư hay không, đàu tư bao nhiều và đầu tư như thế nào.
Giày dép là mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Do nhu cầu giày dép của thế giới là rất lớn nên các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép chỉ có thể lựa chọn cho mình những thị trường tiềm năng và phù hợp với khẩ năng của mình nhất để cung ứng. Việc phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, mức sống của đan cư, các chính sách kinh tế chủ yếu của Chính phủ… là việc rất cần thiết đối với công tác phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của mình để từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách thích nghi hợp lý. Hiện nay, mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam được tiêu thụ ở cả những nước có nền kinh tế phát triển nhất nhưng do không thể xuất khẩu trực tiếp được vì chưa xây dựng được thương hiệu nên phải xuất qua các trung gian với những
thương hiệu khác nhau của nước ngoài. Những sản phẩm giày dép này cũng chỉ là sản phẩm cấp trung chứ không phải sản phẩm cao cấp do chất lượng giày dép của ta không thể cạnh tranh được với những sản phẩm giày dép của các nước có nền công nghiệp giày dép phát triển. Vì vậy, mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình.
3.2.3. Môi trường luật pháp
Luật pháp của mỗi quốc gia có những quy định khác nhau. Để tránh khỏi những rủi ro liên quan đến luật pháp thì ngoài việc am hiểu luật pháp nước mình, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ những quy định của pháp luật nước sở tại và luật pháp quốc tế về lĩnh vực mình kinh doanh. Luật quốc tế và luật của từng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế. Nói một cách khải quát là luật sẽ quy định và cho phép những hoạt động và những hình thức kinh doanh giày dép nào mà doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh và những hình thức mặt hàng nào doanh nghiệp không được phép tiến hành hoặc được phép nhưng phải có điều kiện nhất định. Đó còn là những quy định về chất lượng, độ an toàn cho người sử dụng, các chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu trách nhiệm xã hội,…và đặc biệt là luật chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép. Ví như tác động của luật chống bán phá giá: năm 2006, EU đánh thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da của Việt Nam đã kiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng các đơn đặt hàng giảm đi đáng kể, một số khách hàng truyền thống cũng đi tìm đối tác mới, thống kê kim ngạch xuất khẩu giày dép quý I năm 2007 giảm 20% so với cùng kỳ năm 2006.
Như vậy có thể thấy rằng, môi trường luật pháp có tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả hoạt động xuất khẩu giày dép. Do vậy, các nhà xuất khẩu giày dép của Việt Nam cần phải hiểu rõ luật pháp quốc tế và luật của từng quốc gia để điều chỉnh hoạt động của mình cho thích ứng, phải phản ứng linh hoạt, kịp thời để đáp
ứng nhanh với những quy định mới về luật ở các quốc gia mà mình đang hoạt động hoặc sẽ hoạt động ở đó. Nhờ đó sẽ khai thác được nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại thị trường quốc tế.
3.2.4. Môi trường văn hoá
Văn hoá được hiểu là tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả các khả năng khác mà con người có được. Văn hoá quy định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa người với người trong tất cả kĩnh vực của đời sống xã hội.
Do các quốc gia khác nhau có nền văn hoá khác nhau, cho nên giá trị của mỗi con người và hành vi của các tổ chức cũng rất khác nhau. Việc một công ty có tham gia vào một thị trường cụ thể nào đó hay không là tuỳ thuộc vào sự phù hợp giữa giá trị của mỗi cá nhân của quốc gia đó và hành vi của tổ chức đó. Thông thường các công ty quốc tế mong muốn kinh doanh vào một thị trường mới trong cùng một châu lục hơn là kinh doanh ở một châu lục khác, vì thông thường các quốc gia trong cùng châu lục có những nét tương đồng về văn hoá và các tập quán xã hội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động điều hành quản lý cũng như tiến hành xuất khẩu hàng hoá của công ty.
Những quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu giày dép vào có những nước nói cùng một thứ ngôn ngữ, cũng có nước lại nói bằng ngôn ngữ của riêng dân tộc mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu, với mỗi loại ngôn ngữ của mỗi đối tác lại cần có người phiên dịch trong khi giao dịch và đàm phán, các giấy tờ xuất nhập khẩu cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với quy định của từng quốc gia. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải thích nghi để có thể tạo mối quan hệ đối tác lâu dài.
Văn hoá quyết định hành vi và thói quen tiêu dùng của người dân địa phương. Những nền văn hoá khác nhau có hành vi và thói quen tiêu dùng khác nhau. Một doanh nghiệp xuất khẩu giày dép có thể thích nghi được với những
hành vi và thói quen tiêu dùng khác nhau của những thị trường xuất khẩu là điều thực sự rất khó khăn. Ví như người Châu Âu thường có thói quen chỉ đi giày da khi đi làm việc còn các loại giày dép khác chỉ dùng cho các hoạt động vui chơi giải trí, do vậy các doanh nghiệp cần hướng sản phẩm của mình theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu làm được như vậy thì cơ hội chiến thắng sẽ tăng lên, những thất bại sẽ giảm và doanh nghiệp sẽ có thể thâm nhập sâu hơn và rộng hơn vào thị trường đó.
3.2.5. Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh cũng là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam. Mức độ cạnh tranh của thị trường xuất khẩu sẽ cho thấy độ khó khăn khi doanh nghiệp xuât khẩu giày dép vào thị trường đó. Mức độ cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp phụ thuộc vào số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp đó. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong một ngành nhiều hay ít lại phụ thuộc vào các hàng rào ngăn cản sự tham gia và rút lui của ngành. Các hàng rào ngăn cản sự tham gia là những biện pháp được hình thành để nhằm làm giảm sự gia tăng thêm số lượng đối thủ cạnh tranh mới trong ngành. Các hàng rào ngăn cản sự rút lui là những biện pháp được hình thành nhằm ngăn cản sự rút lui khỏi ngành của các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trong ngành đó.
Những thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam là những thị trường tiêu thụ giày dép khổng lồ của thế giới. Số lượng các đối thủ cạnh tranh ở các thị trường này là rất nhiều, mạnh nhất phải kể đến như Trung quốc, Italia, Inđonêxia, Thái Lan…Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải xây dựng cho mình chiến lược đối phó thích hợp để chiến lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời cần phát huy những thế mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh.