Phương pháp điều trị cụ thể:

Một phần của tài liệu Bài giảng về tai và xương chũm (Trang 44 - 45)

4. Áp xe não.

4.7.2. Phương pháp điều trị cụ thể:

* Điều trị ngoại khoa: mổ tiệt căn xương chũm, bộc lộ đại não hoặc tiểu não

chọc dò và dẫn lưu áp xe. Sau nhiều năm nghiên cứu và rút kinh nghiệm người ta thấy phương pháp dẫn lưu áp xe ra ngoài đem lại kết quả cao nhất, kể cả lúc áp xe đã hình thành vỏ.

* Điều trị nội khoa:

+ Chống phù não.

Huyết thanh ngọt ưu trương hoặc Dextrose 20-40 % nhỏ giọt tĩnh mạch. Urê 30% từ 1-1/5g/1kg cơ thể trong 24 giờ, chống chỉ định với người suy thận.

Manitol 20 % cho từ 1-1/5 g/1kg cơ thể trong 24 giờ.

Glyxeron hay Glyxerin: cho uống 1-1,5g/1kg cơ thể, sau 4 giờ cho 1g/1kg cơ thể, sau đó cứ 3-4 giờ cho uống một lần.

Magiêsunfat 15-25 %, tiêm tĩnh mạch, ngày tiêm 3-4 lần, tổng liều 1- 1,7ml/1kg

+ Corticoid.

+ Kháng sinh: sử dụng kháng sinh liều cao và phối hợp, nhất là các

loại kháng sinh mới, có tác dụng mạnh. Ngày nay sau nhiều nghiên cứu người ta thấy dùng từ 1-2 loại kháng sinh kết hợp với Klion (flagyl) vừa chống được vi trùng kị khí, vừa tăng hiệu lực của kháng sinh lên.

+ Truyền dịch: bồi phục nước và điện giải, tính theo nhu cầu và cần

làm điện giải đồ. Đảm bảo thăng bằng kiềm toan trong máu.

+ Nuôi dưỡng bệnh nhân, săn sóc bệnh nhân hôn mê: hệ hô hấp,

L

ưu ý: mổ bệnh nhân áp xe não chỉ là một trong các khâu điều trị, cần phải lưu tâm trong nhiều mặt điều trị, mới đem lại kết quả tốt.

5. Viêm tĩnh mạch bên, nhiễm khuẩn huyết.

Những biến chứng viêm tĩnh mạch do viêm tai xương chũm có thể gặp ở các tĩnh mạch sau:

- Tĩnh mạch bên hay gặp nhất. - Tĩnh mạch dọc trên.

- Xoang tĩnh mạch hang. - Tĩnh mạch thoát.

Trong các loại này tĩnh mạch bên là hay bị nhất và nó là biến chứng thường gặp của viêm tai xương chũm.

Vì :

- Tĩnh mạch bên có đường kính lớn. - Có đường đi ngoằn ngoèo.

- Tốc độ chảy của dòng máu chậm.

Một phần của tài liệu Bài giảng về tai và xương chũm (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w