Giải phẫu bệnh lí.

Một phần của tài liệu Bài giảng về tai và xương chũm (Trang 41 - 43)

4. Áp xe não.

4.3. Giải phẫu bệnh lí.

* Hướng tiến triển của ổ áp xe có thể đi từ nông vào sâu hoặc ngược lại từ trong ra ngoài rồi vỡ ra màng não.

* Về khối lượng có thể to hoặc nhỏ, có thể 1 ổ hoặc nhiều ổ, áp xe thường thấy cùng bên với tai bị viêm, có khi ở bên đối diện.

* Tiến triển của ổ áp xe qua các giai đoạn : - Tắc mạch.

- Viêm phù nề. - Hoại tử thành mủ.

- Cuối cùng là sự hình thành mủ.

Đối với áp xe não do tai chúng ta thường gặp ở thời kỳ phù nề và hoại tử, rất ít khi chúng ta gặp ở giai đoạn có vỏ.

Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, liên cầu, phế cầu, có khi chúng ta gặp cả vi khuẩn yếm khí.

4.4.1. Giai đoạn tiềm tàng: đau đầu là quan trọng nhất, lúc đầu đau nhẹ, sau liên tục, đau 1/2 đầu nơi khu trú của ổ áp xe, uống thuốc giảm đau không đỡ. liên tục, đau 1/2 đầu nơi khu trú của ổ áp xe, uống thuốc giảm đau không đỡ. Kèm theo một viêm tai xương chũm mãn tính hồi viêm.

4.4.2. Giai đoạn rõ rệt: tập trung vào 3 hội chứng lớn (tập chứng Bergmann).* Hội chứng tăng áp lực nội sọ: * Hội chứng tăng áp lực nội sọ:

- Đau đầu là một triệu chứng quan trọng, bao giờ cũng có. Đau đầu ở các mức độ khác nhau, đau căng tức ở trong đầu, đau dữ dội và ngày càng tăng lên, đau khu trú một bên đầu hay chỉ đau vùng chẩm. Bệnh nhân kêu rên, vẻ mặt lo sợ, thỉnh thoảng lấy tay đập vào đầu. Đôi khi đau rất khu trú, thầy thuốc có thể lấy tay ấn tìm các điểm đau ở trên đầu.

- Tinh thần chậm chạp, trì trệ, ngày càng đờ đẫn, mồm nói lảm nhảm, không buồn tiếp xúc với người khác, không phối hợp với thầy thuốc để khám.

- Mạch chậm và không đều, đôi khi có mạch nhanh và không đều.

- Phù nề gai mắt: đầu tiên là cảm giác nhìn mờ, khi soi đáy mắt ta thấy phù nề gai mắt ở một bên hoặc hai bên, nhưng triệu chứng này không phải lúc nào cũng có. Thống kê cho thấy triệu chứng này gặp 50% trong áp xe đại não và 70% trong áp xe tiểu não.

- Nôn tự nhiên.

- Động mắt tự phát, lúc có lúc không, đánh về bên bệnh hoặc luôn đổi hướng.

- Đi lại loạng choạng có khi chóng mặt.

* Hội chứng nhiễm trùng: sốt thường không cao, nhưng có khi sốt cao, bạch

cầu trong máu tăng cao, nhất là loại đa nhân trung tính, gầy sút rất nhanh, nhất là trong áp xe tiểu não, các triệu chứng trên đi song song với viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm.

* Hội chứng thần kinh khu trú: hội chứng này thường xuất hiện muộn đôi khi không có, nếu có rất có giá trị.

+ Áp xe đại não: liệt nửa người bên đối diện, liệt vận động nhãn cầu, co giật từng phần hoặc toàn bộ, mất ngôn ngữ, bán manh.

+ Áp xe tiểu não: về lí thuyết triệu chứng rất phong phú, nhưng trên thực tế lâm sàng rất nghèo nàn và thường không rõ rệt, có khi xuất hiện một vài triệu chứng trong thời gian ngắn, rồi thay đổi. Các triệu chứng thường khu trú cùng bên với bên tiểu não có áp xe.

- Những rối loạn cử động: di động loạng choạng, hay ngã về phía sau, hoặc lúc ngã về bên này, lúc về bên kia.

- Những rối loạn động tác chủ động:  Tay run khi cử động.

 Quá tầm, rối tầm.

 Mất liên vận, đồng vận. - Những rối loạn động tác bị động:

 Giảm trương lực cơ cùng bên.  Rối loạn về hành tuỷ.

 Rối loạn thở, nói ú ớ, khó nuốt, đồng tử giãn, mất phản xạ giác mạc...

 Động mắt tự đánh về bên bệnh.

Một phần của tài liệu Bài giảng về tai và xương chũm (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w